1. Căn cứ diễn biến của ngành1.1.Chính sách 1.1.Chính sách
Dựa vào chính sách phát triển, điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước như thuế, quy định về nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm thép cán nguội.
Dựa vào quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới đặc biệt với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, là những nước có nền kinh tế phát triển và có quan hệ kinh tế với công ty.
Dựa vào chính sách của tỉnh Hưng Yên trong huy động và đầu tư vào lĩnh vực là đầu ra hoặc đầu vào của doanh nghiệp.
1.2.Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra nhập thị trường cung cấp các sản phẩm thép cán nguội. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt với sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
Sản phẩm trong nước: đa số sản phẩm đều dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng gấp 2 đến 3 lần. Theo nguồn tin từ hiệp hội thép Việt Nam sức tiêu thụ của mặt hàng thép cán nguội trong năm 2010 chỉ ở mức 1,2- 1,4 triệu tấn nhưng hiện tại công suất của các nhà máy đã đạt mức 2,4 triệu tấn, tôn cuộn cán nguội, sức tiêu thụ của thị trường năm 2010 dự tính vẫn ở mức hơn 1 triệu tấn/năm thì công suất các nhà máy hiện có đã là gần 2 triệu tấn. Phôi thép vuông cung cứng cho các nhà máy cán sản xuất thép xây dựng cũng vượt 60%, trong khi dự báo sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước chỉ tăng khoảng 10-12%. Năm 2010, dự kiến công suất các doanh nghiệp lớn như Tập
đoàn Hoa Sen, nhà máy Thống Nhất, liên doanh Tata Steel và Tổng công ty thép Việt Nam sẽ gấp 3 lần sức tiêu thụ không tính sản lượng của các doanh nghiệp ngoài hiệp hội và lượng hàng nhập khẩu.
Đối với thép nhập khẩu: cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn khi năm 2010 một số sản phẩm thép không đánh thuế nhập khẩu. Như vậy cánh cửa mở ra cho thép nước ngoài tràn vào Việt Nam, nhất là thép Trung Quốc và Nga đều có ưu điểm rẻ hơn thép Việt rất nhiều, khiến tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, lượng tồn kho lớn. Các loại sản phẩm như thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là các sản phẩm chính của công ty có sự cạnh tranh khốc liệt.
1.3.Diễn biến trên thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Cầu sản phẩm của công ty:
Để xác định trong tuơng lai lượng cầu của công ty( doanh số), thị phần và thương hiệu sẽ như thế nào các nhà lập kế hoạch cần phải căn cứ vào những nhân tố: khách hàng, đối thủ, thị trường tiêu thụ. Phân tích những nhân tố này nhà kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi:
Khách hàng( bao gồm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng) là những ai? Có đặc điểm gì? Họ tập trung ở khu vực nào?...
Đối thủ cạnh tranh là ai? Họ có chiến lược như thế nào? Doanh số hàng năm và thị phần của họ trên thị trường? Phân tích những mặt được và không được của họ( giá cả, chất lượng, dịch vụ kèm theo, thuận tiện, uy tín ).
Đối thủ tiềm ẩn là ai? Họ co thể tham gia vào thị trường nhanh hay chậm? Quy mô của họ sẽ như thế nào?
Thị trường tiêu thụ: xem xét các câu hỏi xuất hiện từ khi nào? Và có những bước phát triển ra làm sao? Xu hướng của nó như thế nào? Quy mô và tốc độ tăng trưởng?
Xét trong tình hình hiện nay do những đặc tính của sản phẩm có nhiều ưu việt hơn so với thép thông thường như: tốc độ hoá bền rèn cao, độ dẻo cao hơn độ cứng và độ bền cao hơn, chống chịu ăn mòn cao hơn, độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn, phản ứng từ kém hơn. Nên thị trường tiêu thụ thép không gỉ trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng. Sự tăng trưởng về nhu cầu xây dựng và công trình công nghiệp nơi mà thép không gỉ được sử dụng để làm trang trí và chống gỉ, yêu cầu về bảo dưỡng thấp có độ bền nên rất được ưa chuộng. Rất nhiều ngành công nghiệp khác như hàng công nghiệp và sản phẩm chế tạo, hoá dầu cũng đang chấp nhận thép không gỉ. Vì thế trong tương lai nhu cầu sử dụng thép không gỉ ngày càng cao và yêu cầu kỹ thuật càng khắt khe hơn.
+ Cung cầu nguyên liệu:
Căn cứ cung cầu tôn cuộn trên thị trường thế giới: vì nguyên liệu phục vụ sản xuất ở công ty là nhập khẩu 100% do đó những biến động trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp tới công ty. Giá thép tôn cuộn trên thế giới có xu hướng tăng không ngừng, mỗi lần tăng trung bình từ 100.000 đến 200.000 nghìn đồng. Trong tháng 1 năm 2010 giá thép tăng khoảng 10% so với tháng 12 năm 2009, các tháng tiếp theo đầu năm 2010 giá thép vẫn tiếp tục tăng hàng ngày hàng tuần. Hiện nay giá thép tôn cuộn là 730 USD/ tấn ( cập nhật ngày 5/5/2010) so với mức giá 585 USD/tấn ( cập nhật giá ngày 28/1/2010) trên thị trường thép Trung Quốc. Nguyên nhân là do giá phôi thép, giá nguyên liệu đầu vào như dầu mazut, điện, xăng đều tăng ngoài ra thuế giá trị gia tăng cũng tăng từ 5 % đến 10% từ tháng 1 năm 2010.
Nguồn cung nguyên liệu cho công ty: nguồn cung nguyên liệu của công ty ổn định. Nhưng giá cả mà công ty nhận được lại theo giá cả của thế giới do đó các nhà lập kế hoạch cần chú ý đến giá cả thị trường thế giới để co kế hoạch mua sắm nguyên liệu cho phù hợp, tiết kiệm chi phí.
2. Căn cứ định hướng của công ty2.1.Chiến lược công ty 2.1.Chiến lược công ty
Chiến lược của công ty là sản xuất và cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, chất lượng ổn định. Vì vậy kế hoạch phải gắn với mục tiêu chiến lược tức phải hướng tới việc hoàn thiện các khâu của quá trình sản xuất.
2.2.Nhận định của ban lãnh đạo
Lãnh đạo công ty là người hiểu công ty nhất do đó những gì họ nắm bắt được rất chính xác. Lãnh đạo một doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực mình phụ trách, đặc biệt lãnh đạo cấp phòng lại càng phải có chuyên môn cao, họ càng có những nhạy cảm nhất định đối với lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Chính vì vậy mà những nhận xét của họ về thị trường, khả năng thực hiện trong tương lai rất đúng. Các chỉ số kế hoạch dựa vào kinh nghiệm của lãnh đạo sẽ lường trước được những bất ổn của thị trường.
2.3.Nguồn lực hiện có
Nhu cầu thị trường là cơ sở, là điều kiện để Công ty xây dựng kế hoạch song một căn cứ không thể thiếu được đó là nguồn lực của Công ty. Nguồn lực của công ty bao gồm: cơ sở vật chất, kỹ thuật lao động, kinh tế tài chính…
+ Cơ sở vật chất: hiện tại công ty có 3 nhà máy với 9 dây chuyền công nghệ
rộng 6,5 ha có cơ sở vật chất đầy đủ bao gồm cả khu phụ trợ giúp đỡ công nhân viên có chỗ ăn, ở trong công ty.
+ Máy móc thiết bị: công ty đang trong giai đoạn dư thừa công suất rất lớn.
dây chuyền sử dụng nhều nhất cũng mới hơn 60 % do đó doanh nghiệp có lợi thế tăng theo quy mô. Càng sản xuất càng đạt hiệu quả chi phí thấp giúp doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh.
+ Tài chính: tình hình nợ của công ty vẫn trong độ an toàn. Công ty có tổng
vốn đầu tư là 420 tỷ đồng trong đó: vốn chủ sở hữu: 110 tỷ đồng, vốn vay: 310 tỷ đồng, ngoài ra lợi nhuận để lại cũng được đầu tư vào quán trình sản xuất.
2.4.Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Dựa vào lợi thế cạnh tranh sẵn có của công ty để lập kế hoạch phát huy những điểm mạnh vào làm cách thức thu hút khách hàng và giữ chân họ. Hiện nay công ty dây chuyền sản xuất hiện đại, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa sau mỗi một công đoạn công ty có thể bán hàng ngay mà không cần phải qua công đoạn khác. Do vậy công ty không có sản phẩm dở dang. Vì vậy mà công ty có tính đa dạng sản phẩm. Đó là một lợi thế mà công ty nên vận dụng vào quảng bá sản phẩm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty.
2.5.Tình hình hoạt động kinh doanh của những năm trước
Công ty chưa có kế hoạch năm nhưng lại có các chỉ tiêu kế hoạch vế doanh thu, lợi nhuận. Do đó ngoài các căn cứ vào mục tiêu, năng lực, kết quả nghiên cứu thị trường thì công ty phải căn cứ vào khả năng thực hiện chỉ tiêu của những năm trước đã thực hiện được tức là xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu, đạt được những kết quả gì và còn tồn tại những gì…để từ
đó đề ra kế hoạch cho năm tới. Tính từ năm 2007 đến nay công ty luôn vượt mức kế hoạch từ 15% đến 20%.
Trong công ty thường xây dựng kế hoạch tháng, sau mỗi một tháng Công ty thường tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra để làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch cho tháng tiếp theo.