Xác định chỉ tiêu dựa vào dự báo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang (Trang 27 - 30)

Xác định các chỉ tiêu phải gắn với các mục tiêu. Xác định chỉ tiêu gắn với các công cụ dự báo.

+ Dự báo định lượng hay còn gọi là phương pháp ngoại suy là sự kéo dài các

quy luật trong quá khứ đến hiện tại và tương lai. Phương pháp này thích hợp với dự báo ngắn hạn.

− Phương pháp trung bình:

o Phương pháp giản đơn: dự báo nhu cầu của kỳ sau bằng với nhu cầu của kỳ gần nhất trước đó. Ưu điểm của phương pháp là ít tốn kém nhất mà vẫn đem lại hiệu quả khách quan, nhưng lại chưa loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên của kỳ trước.

Mục tiêu gốc

Mục tiêu cấp 1 Mục tiêu cấp 1 Mục tiêu cấp 1

Mục tiêu cấp 2 Mục tiêu cấp 2 Mục tiêu cấp 2 Mục tiêu cấp 2 Mục tiêu cấp 2 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3 Mục tiêu cấp 3

Công thức: F t+1 = Dt trong đó: F t+1 là lượng hàng bán kỳ t+1; Dt là lượng bán hàng thực tế kỳ t.

o Phương pháp trung bình dài hạn: sử dụng các số liệu trong quá khứ để dự báo. Ưu điểm san bằng các yếu tố ngẫu nhiên và tính đến các yếu tố của quá khứ. Nhược điểm của phương pháp không mang tính thời vụ và xu hướng của dòng cầu, phương pháp đòi hỏi số liệu thống kê nhiều. Vì vậy phương pháp này phù hợp với dòng cầu đều.

Công thức: Fi+1 =1/n × Di

o Phương pháp trung bình động có trọng số: phương pháp trung bình động có trọng số dựa trên số liệu của quá khứ nhưng số liệu mới có vai trò quan trọng hơn vì nó sát thực hơn nên sử dụng trọng số lớn hơn thể hiện mức độ quan trọng của nó. Ưu điểm đã loại bỏ được yếu tố ngẫu nhiên. Tuy nhiên phương pháp vẫn chưa thể hiện tính xu hướng, không tiên đoán được sự thay đổi của dự báo và cần phải lưu trữ số liệu nhiều.

Công thức: Ft+1 = Dt-i αt-i điều kiện αt-i = 1

o Phương pháp san mũ: kết quả dự báo sẽ bằng kết quả dự báo của kỳ trước đó được điều chỉnh bởi một hệ số áp dụng trên sự chênh lệch giữa nhu cầu thực tế và nhu cầu dự báo của kỳ trước đó.

Công thức: F(t) = F(t-1) + α(Dt-1 – Ft-1) với 0< α< 1

Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, tính toán đến hết các số liệu quá khứ. Tuy nhiên có một nhược điểm là kết quả dự báo phụ thuộc vào α do đó viêc xác định trọng số α hết sức quan trọng và viêc tính toán α phải dựa vào máy tính và nhiều phép thử để tìm ra một giá trị α thích hợp nhất

o Phương pháp cấu trúc dòng cầu: dựa vào xu hướng phát triển nền kinh tế (số liệu đã qua) tìm một phương trình đường thẳng đi qua số liệu có sẵn sao cho tổng bình phương các khoảng cách bằng min.

Công thức: D = T×I×R trong đó: T: xu hướng dòng cầu, T = ax + b; I là thời vụ; R là yếu tố ngẫu nhiên.

Phương pháp khắc phục những nhược điểm của các phương pháp định lượng ở trên. Tuy nhiên dù thế nào thì các kết quả dự báo dựa trên số lượng lớn dữ liệu quá khứ làm cho chi phí dự báo tăng lên đáng kể và kết quả chỉ hiệu quả trong ngắn hạn.

+ Dự báo định tính: đều có ưu điểm là những ý kiến sát với thực tế mang tính

chủ quan của người đánh giá, nó bổ sung cho phường pháp định lượng ở trên. Người ta có thể sử dụng nó cho dự báo dài hạn mang tính định hướng cho doanh nghiệp.

− Đánh giá của đại lý, nhà phân phối: công ty yêu cầu khách hàng của mình dự báo mức bán trong vùng của họ cho các kỳ tới. Sau đó công ty sẽ tổng hợp kết quả thành chỉ tiêu. Phương pháp này có nhược điểm chỉ tiêu thấp hơn mức thực tế do phải cam kết doanh số bán hàng.

− Đánh giá của quản lý: nhóm quản lý của công ty sử dụng các phương pháp thống kê cùng với kinh nghiệm đưa ra ý kiến chung và xác định chỉ tiêu.

− Phương pháp dựa trên đánh giá của khách hàng: thông tin dự báo dựa trên các cuộc nghiên cứu khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp về kế hoạch mua hàng của họ trong tương lai.

− Đánh giá của chuyên gia: dự báo nhu cầu thông qua sự hiểu biết của nhóm chuyên gia về lĩnh vực cần dự báo. Phương pháp này dự báo chung cho dài hạn và trung hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang (Trang 27 - 30)