THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang (Trang 45 - 49)

CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG

1. Quy trình lập kế hoạch

Hình 2.5 Quy trình lập kế hoạch

Nguồn: tác giả tự tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu

1.1.Phân tích môi trường kinh doanh

Phân tích tình hình kinh tế xã hội là bước đầu tiên phân tích cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Tuy nhiên công việc này mới được thực hiện được một nửa. Doanh nghiệp mới chỉ xác định cho mình những thách thức mà

Dự báo nhu cầu thị trường Tổng hợp đơn hàng Giao chỉ tiêu Nhận đơn đặt hàng Lập chỉ tiêu Phân tích môi trường kinh doanh

quên mất những nhân tố tạo ra cơ hội cho công ty. Do vậy các mục tiêu đặt ra thường thấp hơn mức tiềm năng.

Nội dung của phần này chủ yếu là phân tích tình hình kinh tế xã hội của thế giới và trong nước. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là đi sâu vào phân tích thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp thì không được nhắc đến nhiều. Phân tích sự phát triển của ngành cũng chưa được nhắc đến thường xuyên mà. Phần này mới chỉ phân tích đối thủ cạnh tranh mà chưa phân tích đến các áp lực khác tạo nên cho doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình phân tích còn sơ sài chưa thực sự xác đáng.

1.2.Dự báo nhu cầu thị trường hoặc nhận đơn hàng

Để dự báo nhu cầu thị trường việc đầu tiên là phải xem xét các tác động vĩ mô và vi mô tới hoạt động của công ty. Phân tích môi trường vĩ mô tập trung vào các yếu tố: chính sách về tỷ giá, xuất nhập khẩu, lãi suất; chu kỳ của nền kinh tế; toàn cầu hóa. Môi trường vi mô chú trọng tới thông tin khách hàng.

Hiện nay doanh nghiệp tồn tại hai phương pháp dự báo áp dụng cho hai kiểu sản xuất:

Sản xuất theo đơn đặt hàng: doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua hàng đối với cá doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên theo nguyên tắc về số lượng, chất lượng và tần suất lấy hàng.

Sản xuất liên tục: công ty tiến hành dự báo cho các sản phẩm có xu hướng tăng nhiều trong năm kế hoạch để sản xuất thêm phòng trường hợp bán cho những đơn hàng mới.

Phòng kinh doanh tổng hợp các đơn hàng theo số lượng từng loại sản phẩm và số lượng cần sản xuất thêm để có chỉ tiêu về doanh số.

Căn cứ theo giá bán thành phẩm và giá mua nguyên liệu của cuối kỳ kế hoạch trước công ty tiến hành dự báo về doanh thu và lợi nhuận cho mình.

Căn cứ vào các đơn hàng phòng kinh doanh tiếp tục lập các chỉ tiêu tương tự cho các tháng.

1.4.Giao chỉ tiêu cho các nhà máy

Căn cứ vào chức năng sản xuất của nhà máy phòng kinh doanh giao chỉ tiêu cụ thể xuống các nhà máy. Chủ yếu là chỉ tiêu tháng, tuần. Việc giao chỉ tiêu chỉ mang tính một chiều không có sự phản hồi từ phía nhà máy về khả năng thực hiện. Có thể do nhà máy chưa sử dụng hết công suất có thể ứng phó với nhưng chỉ tiêu cao bất thường nhưng sau một thời gian cách làm này không phù hợp nhà máy không thể chủ động trong sản xuất nếu các chỉ tiêu không gắn với công suất của máy móc thiết bị.

2. Nội dung của bản kế hoạch

Nội dung của bản kế hoạch rất sơ sài. Phần phân tích tình hình kinh tế xã hội chỉ được đề cập trong buổi họp bàn của lãnh đạo công ty mà chưa đưa vào bản kế hoạch. Do vậy nội dung văn bản kế hoạch không có phần phân tích kinh tế xã hội và cơ sở ngành. Nội dung của bản kế hoạch chỉ bao gồm các chỉ tiêu vế sản lượng từng sản phẩm mà doanh nghiệp đề ra, các phương án sản xuất dự phòng cũng không có. Khi có sự cố thay đổi phương án sản xuất đều phụ thuộc vào sự linh hoạt của lãnh đạo và phòng kinh doanh điều tiết sản xuất. Một điều đáng lưu ý là kế hoạch của doanh nghiệp là kế hoạch ngắn hạn hàng tháng tuần mà chưa có kế hoạch năm. Do đó những chỉ tiêu khái quát cho cả năm kế hoạch

cũng không có. Các chỉ tiêu chung như lợi nhuận, doanh thu, doanh số chỉ có trong biên bản hội nghị đầu năm của công ty.

3. Phương pháp lập kế hoạch

Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào những phán đoán về thị trường của nhà lãnh đạo cùng bàn bạc và đưa đến một ý kiến thống nhất. Đây là phương pháp lấy ý kiến của nhà quản lý. Phương pháp này có ưu điểm là những ý kiến rất chính xác về những biểu hiện của thị trường. Tuy nhiên cách làm này lại chi nói lên những bất cập bức xúc của các nhà quản lý về cơ hội và thách thức doanh nghiệp đã đang và sẽ gặp phải, mà chưa có cách nhìn toàn diện về các nhân tố có ảnh hưởng đến KHKD của doanh nghiệp.

Trên cơ sở thực trạng sản xuất của các thời kỳ trước đó công ty thiết lập các chỉ tiêu để sản xuất. Công ty thực hiện hai phương pháp dự báo song song: đối với sản phẩm có thể dự báo được như các sản phẩm của nhà máy ống, công ty dựa vào mức doanh thu của tháng trước đã loại bỏ đi các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến doanh thu của tháng trước kết hợp với kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường của sản phẩm để dự báo cho tháng tiếp theo. Đối với sản phẩm, sản xuất theo đơn đặt hàng như các sản phẩm của nhà máy cắt xẻ và nhà máy cán mạ: thép xà gồ các loại, thép băng mạ kẽm, thép tấm lá cán nóng, cán nguội, công ty áp dụng hình thức tổng hợp đơn số lượng sản phẩm làm cơ sở sản xuất chính và sản xuất thêm để phòng trừ trường hợp có khách hàng mới, khách hàng không thường xuyên của công ty. So với các phương pháp dự báo khác thì cách tính toán sản lượng này giúp công ty có những chỉ tiêu sát thực cho sản xuất, tránh hàng tồn kho lớn, tập trung nguồn lực vào các sản phẩm chủ lực của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w