ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang (Trang 55 - 60)

Ở CÔNG TY

1. Ưu điểm

+ Dễ dàng trong kiểm tra, theo dõi và đánh giá: do kế hoạch lập ra là các kế

hoạch ngắn hạn nên việc theo dõi đánh giá khả năng thực hiện rất dễ dàng. Cũng nhờ thế mà các kế hoạch của doanh nghiệp dễ dàng chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Thành phẩm tồn kho ít, tập trung vào sản xuất các sản phẩm chính: Đối

với những sản phẩm có nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau nên doanh nghiệp rất khó dự báo trước được vì vậy hình thức sản xuất theo đơn đặt

hàng rất phù hợp. Nó tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí lưu kho và chi phí vốn. Mặt khác doanh nghiệp có thể tập trung vốn vào mua nguyên liệu và sản xuất các loại sản phẩm tiêu thụ nhiều mà doanh nghiệp đã dự báo được trước đó.

+ Chỉ tiêu kế hoạch đơn giản, sát với thực tiễn: vì phương pháp lập mục tiêu

chỉ tiêu đều dựa vào đơn hàng và khi dự báo ngắn hạn nhà quản lý đã căn cứ vào tình hình thực hiện các kế hoạch kỳ trước để tính toán nên các chỉ tiêu mang tính thực tiễn cao.

+ Kết quả dự báo ngắn hạn chính xác: với một công ty mới thành lập nên

chưa có hệ thống số liệu theo thời gian để dự báo tình hình kinh doanh theo các mô hình định lượng. Do vậy dự báo dựa trên đánh giá của nhà quản lý và khách hàng vừa lại kết quản đáng tin cậy trong điều kiện kinh tế thế giới nhiều biến động vừa không đòi hỏi số liệu lưu trữ theo thời gian mà vẫn tính đến các biến động trong tương lai.

+ Phương án kế hoạch cụ thể: phải khẳng định rằng phương án sản xuất của

công ty rất cụ thể, dự trù cả về quy cách nguyên liệu để sản xuất những cuộn tôn có kích thước chiều rộng lớn hơn sẽ được sử dụng trong cắt tấm lá thép, những cuộn tôn có chiều rộng nhỏ hơn được sử dụng vào cắt băng thép. Do đó mà doanh nghiệp giảm lượng phế liệu đạt được hiệu quả chi phí.

2. Hạn chế và nguyên nhân

+ Chưa hình thành kế hoạch mang tính định hướng dài hạn: Công ty còn

chưa chú trọng tới việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn mà chỉ mới chú ý đến việc lập kế hoạch ngắn hạn. Nguyên nhân công ty chưa có đủ nhân lực để thực hiện những nghiên cứu dài hạn. Mặt khác công ty cũng chưa đầu tư thích đáng cho công tác lập kế hoạch. Cá biệt còn có những nhân viên không nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch kinh

doanh. Mọi hoạt động của nhân viên còn chịu sự quản lý trực tiếp của cấp trên mà chưa có sáng tạo và chủ động trong công việc.

+ Chưa cụ thể hóa mục tiêu chiến lược thành mục tiêu và các chỉ tiêu trung gian: Về hệ thống chỉ tiêu kế hoạch chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa phản

ánh hết khía cạnh của từng bộ phận kế hoạch, nên ngoài kế hoạch sản xuất theo tháng được cụ thể hóa cho các nhà máy thì các chỉ tiêu khác như lợi nhuận năm doanh thu bán hàng, giá cả thành phẩm, lợi nhuận không được cụ thể hóa trong kế hoạch tác nghiệp để các bộ phận tham gia cùng hoàn thành mục tiêu. Vì vậy chỉ tiêu đặt ra chỉ là sự cố gắng của lãnh đạo mà chưa đi vào hành động cụ thể của từng bộ phận, từng nhân viên. Nguyên nhân xuất phát từ việc không công bố rộng rãi chiến lược của công ty cho toàn thể nhân viên biết nên dẫn đến tình trạng các phòng ban, nhân viên hoạt động độc lập, không phối hợp với nhau, hoạt động của các phòng không được thông tin cho nhau biết để có những điều chỉnh cần thiết.

+ Chỉ tiêu hàng năm vạch ra chưa gắn kết với mục tiêu chiến lược, các chỉ

tiêu chỉ quan tâm đến lợi nhuận và doanh thu chứ chưa có liên kết với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đó là “Sản xuất và cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, chất lượng ổn định; quan hệ đối tác khách hàng trên tinh thần cùng nhau phát triển, tôn trọng lợi ích các bên, nghiêm túc và trách nhiệm trong mọi hoạt động”. Đây là lỗi trong phương pháp lập kế hoạch đã không đi từ các mục tiêu cấp trên để cụ thể hóa mục tiêu cấp dưới.

Vì khi tiến hành lập kế hoạch công ty đã không cân đối với nguồn lực tài chính của mình. Vì thế nên các chỉ tiêu năm dù có ở trong biên bản hội nghị đầu năm nhưng chỉ mang tính hình thức.

+ Chỉ tiêu hàng năm thấp hơn mức thực tế có thể đạt được: do trong quá

không được phân tích đầy đủ những đánh giá thiên về phân tích khó khăn mà chưa có nhận định những cơ hội vì vậy các chỉ tiêu không chính xác thấp hơn mức tiềm năng.

+ Hạn chế trong công tác dự báo: Doanh nghiệp dựa vào những kinh nghiệm

lâu năm của cán bộ để dự báo đem lại kết quả khá chính xác nhưng vẫn mang tính chủ quan. Chỉ tiêu đặt ra chưa xem xét đến xu hướng vận động của sản phẩm. Như vậy vẫn không thể tách bạch được sản phẩm nào đang có xu hướng đi lên cần đầu tư cho dây chuyền sản xuất, sản phẩm có xu hướng đi xuống cần có những biện pháp kích cầu hoặc cắt giảm nguồn lực để chuyển sang sản phẩm có ưu thế hơn. Mặt khác công tác nghiên cứu thị trường để định hướng cho các sản phẩm còn yếu. Vì thế mà doanh nghiệp không thể dự báo cho từng dòng sản phẩm.

+ Hệ thống kế hoạch tác nghiệp cũng chưa đồng bộ: Công ty mới chỉ có kế

hoạch sản xuất, trong khi kế hoạch vật tư, máy móc thiết bị là cơ sở cho hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất lại không được lập cho một năm. Mặt khác chưa có kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch tài chính. Các kế hoạch marketing chưa được đầu tư thích đáng hoạt động chăm sóc khách hàng và quảng bá thương hiệu còn yếu ớt,... đội ngũ nhân viên kinh doanh và marketing chưa phát huy sáng tạo trong việc thu hút khách hàng và giữ chân họ. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do công tác lập kế hoạch của công ty không đi đúng theo quy trình. Doanh nghiệp bỏ qua việc lập kế hoạch tác nghiệp của các phòng ban, nhà máy trực thuộc. Vì vậy hoạt động của các phòng ban kém có sự liên kết. Nhân lực kém nhạy bén với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nên hoạt động rời rạc.

+ Chưa đề ra giải pháp thực hiện và phương án thay thế: Đây là yếu điểm

lớn nhất của công ty khi đưa ra một bản kế hoạch. Sở dĩ như vậy vì trong một năm có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra. Không ai nói chắc được rằng

nguồn nguyên liệu của công ty ổn định mãi mà không bị những mâu thuẫn do chính trị chi phối. Đối với Trung Quốc chúng ta đang căng thăng về quần đảo Hoàng sa, với Nhật Bản và Hàn Quốc thì không dám chắc rằng quan hệ với Triều Tiên có tốt đẹp hơn hay xấu đi, khi chiến sự xảy ra thì tất cả những mối giao thương đều bị cắt đứt. Như vậy giải pháp thực hiện phải đi kèm với những phương án thay thế cho trường hợp xấu nhất xảy ra.

Không chỉ với những điều bất ngờ, công ty phải chỉ ra các phương pháp để đạt được mục tiêu. Về thị trường công ty mở rộng địa bàn hoạt động hay đi sâu vào khai thác nó với những sản phẩm mới. Đối với đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn đối sách nào là hợp lý.

Đây cũng lại là một lỗi lớn trong quy trình lập kế hoạch. Công ty lập ra chỉ tiêu nhưng lại không vạch ra các giải pháp để thực hiện nó. Như vậy kế hoạch chỉ là một văn bản thể hiện ước muốn của công ty mà nó không thể thành hiện thực được.

+ Môi trường kinh doanh chưa được xem xét đầy đủ: các yếu tố về chính trị,

đối thủ tiềm ẩn chưa được đề cập đến trong bản kế hoạch, đối thủ cạnh tranh trong ngành được xem xét một cách sơ sài mới chỉ nêu tên chứ chưa đi sâu vào phân tích điểm mạnh và điểm yếu, quy mô và các áp lực mà đối thủ gây ra cho doanh nghiệp. Nguyên nhân xuất phát từ hai vấn đề còn yếu kém tồn tại trong công ty. Đó là trình độ đội ngũ nhân viên lập kế hoạch chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng phân tích các vấn đề, thứ hai là thông tin không được cập nhật đầy đủ kịp thời dẫn đến tình trạng không có số liệu để phân tích dự đoán.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG HOẠCH Ở CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TNHH thép Nhật Quang (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w