Về đối tượng thanh toán, qua phân tích Bảng số 04 dưới đây cho thấy tỷ trọng trong công tác TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa ngày càng tăng, nhưng đối tượng tham gia thanh toán vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh.
Bảng 04: Thực trạng TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền2007 Tỷ trọng Số tiền2008Tỷ trọng Số tiền2009Tỷ trọng
Dân cư 105.976 6,08% 459.277 6,61% 508.310 7,24% DNNQD 707.248 27,22% 2.219.951 31,95% 2.422.191 34,5% DN QD 1.733.045 66,7% 4.268.977 61,44% 4.090.344 58,26%
TTKDTM 2.598.269 100% 6.948.205 100% 7.020.845 100%
( Nguồn: Báo cáo TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa năm 2007, 2008, 2009)
Theo Bảng 04, năm 2007 tỷ trọng và khối lượng của TTKDTM ở khu vực dân cư là khá thấp. Năm 2008, TTKDTM của Chi nhánh với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.219.951 triệu đồng chiếm 31,95% trong tổng TTKDTM, trong khi đó tỷ trọng của các DNQD là 61,44% đạt 4.268.977 triệu đồng. Đến năm 2009 tỷ trọng TTKDTM của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.422.191 triệu đồng nhưng cũng chỉ chiếm 34,5% trong tổng TTKDTM, tăng 9,11% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Chi nhánh Bách Khoa vẫn chưa thực sự tạo điều kiện đầu tư vào khu vực dân cư, DNNQD trong hoạt động thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược mà Ban Giám Đốc Chi nhánh đặt ra đã giới hạn mức rủi ro khá thấp trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, gây ra những bất lợi trong việc cạnh tranh, trong việc giữ và tăng số lượng chất lượng thậm chí có thể làm mất khách hàng trong thanh toán. Bên cạnh đó là những khó khăn trong việc thu hút các DNNQD tham gia vào hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội do những chính sách ưu đãi, mức phí.
Mặc dù Chi nhánh Bách Khoa đã có những thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở tài khoản và có nhiều chính sách ưu đãi nhằm tăng khối lượng nhưng tỷ trọng TTKDTM của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng không cao.