CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH BÁCH KHOA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 49 - 50)

HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH BÁCH KHOA 3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý TTKDTM tại Chi nhánh

Để hoàn thiện chức năng quản lý TTKDTM Chi nhánh Bách Khoa cần có các phương hướng hướng như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức về mọi chức năng quản lý: quản lý nghiên cứu và phát triển; quản lý tài chính; quản lý nhân sự; quản lý marketing và đặc biệt chú trọng tới quản lý thanh toán. Các chức năng quản lý này cần phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán.

- Tăng cường phối hợp giữa các chức năng quản lý đó không chỉ về con người, hoạt động mà cả hệ thống máy móc, cơ sở làm việc thông qua thực hiện kiểm ngân sách cung cấp cho bộ phận quản lý TTKDTM cùng với đó phải xây dựng hệ thống đánh giá từng hoạt động quản lý. Trong quá trình quản lý và phát triển TTKDTM đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của xã hội, lợi ích của khách hàng sử dụng dịch vụ và của Chi nhánh.

- Nâng cao và củng cố khả năng chuyên môn trong mỗi nghiệp vụ thông qua việc tạo cạnh tranh trong từng vị trí kết hợp với chọn lọc trong quá trình hoạt động cũng như tuyển chọn đầu vào. Chuyên môn hóa trong quản lý TTKDTM bằng cách hoàn thiện cơ cấu tổ chức, củng cố nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý.

- Hoàn thiện việc nối mạng đồng bộ tới mọi bộ phận khách hàng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất trong hoạt động thanh toán.

- Xem xét việc bố trí thêm hệ thống quản lý sự thay đổi nhằm thích nghi với những thay đổi của môi trường và những mục đích mới.

- Quản lý thanh toán của Chi nhánh phải hỗ trợ tích cực hơn cho khách hàng có thể tham gia và quản lý có hiệu quả nguồn vốn của mình. Thường

xuyên nghiên cứu thị trường TTKDTM và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý TTKDTM.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với việc điều chỉnh hoạt động quản lý TTKDTM. Tiêu chuẩn hóa các bước trong công tác quản lý gắn với việc đo lường các hình thức TTKDTM. Trong hoạt động thanh toán Quốc tế, đối với hình thức thanh toán thư tín dụng cần có những biện pháp làm tăng uy tín của Chi nhánh không chỉ đối với các doanh nghiệp trong mà cả ngoài nước.

- Tạo môi trường, hành lang vững chắc và tăng cường điều chỉnh cho hệ thống và các hoạt động quản lý TTKDTM.

- Tăng cường sự tham gia góp ý của các bộ phận, các phòng giao dịch trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra trong việc quản lý hoạt động TTKDTM. Các cá nhân, bộ phận đó cũng cần phát huy những truyền thống tích cực của Chi nhánh và cần phải vượt qua khó khăn, thử thách nhằm hoàn thành tốt nhất kết quả được giao.

- Đối với việc quản lý các loại hình TTKDTM cần hạn chế những thủ tục thanh toán và các hình thức thanh toán rườm rà, thiếu hiệu quả. Bằng cách rà soát lại hệ thống các thủ tục đưa ra các cơ chế thanh toán mới ít cửa, nhanh gọn hơn. Đa dạng hóa các hình thức thanh toán và trong quá trình thực hiện xem xét và hạn chế những hình thức thanh toán có nhiều nhược điểm. Đưa thêm nhiều hình thức TTKDTM vào hệ thống chuyển tiền nhanh WU đặc biệt là các thanh toán liên ngân hàng, thanh toán Quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 49 - 50)