Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTKDTM cho Chi nhánh Bách Khoa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 50 - 54)

Chi nhánh Bách Khoa

Để phát triển hoạt động TTKDTM thì trước yêu cầu trước tiên đối Chi nhánh Bách Khoa là cần có sự phối hợp từ nhiều phía, từ NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đến các ban ngành có liên quan.

dùng tiền mặt của ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Bách Khoa nói riêng một cách toàn diện nhất.

* Kiến nghị với Ban Giám Đốc và các phòng của Chi nhánh Bách Khoa:

- Ban Giám Đốc cần có những chính sách cần thiết nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý TTKDTM được thực hiện tốt hơn như: tạo điều kiện cho Phòng Kế hoạch – Kinh doanh chủ động hơn trong việc lập kế hoạch TTKDTM bằng cách tổ chức xây dựng kế hoạch trong từng thời kỳ, khách quan hơn trong việc phân bổ quyền hạn đối với mỗi vị trí tham gia tổ chức, thực hiện TTKDTM. Thực hiện chỉ đạo kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên để kịp thời đưa nghiệp vụ thanh toán đi vào đúng quy trình, tiến hành điều chỉnh sao cho sự phát triển của TTKDTM là an toàn, bên cạnh đó cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện.

- Phát huy sức mạnh của toàn Chi nhánh trong quá trình hoạt động, liên kết với các ngân hàng khác trên nhiều lĩnh vực. Các phòng, ban phối hợp với Phòng Kế hoạch – Kinh Doanh trong quản lý và thực hiện thanh toán. Phòng Hành chính - Nhân sự chọn lọc, bố trí và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng với mỗi nghiệp vụ, vì trình độ của cán bộ quyết định tới sự thành công hay thất bại của các ngân hàng. Phòng Kế toán – Ngân quỹ hoàn thiện hệ thống kế toán của mình để có thể cung cấp các số liệu kịp thời chính xác cho công tác lập kế hoạch và các chức năng quản lý TTKDTM của các bộ phận trong Phòng Kế hoạch – Kinh doanh cũng như các phòng Giao dịch được thực hiện tốt hơn. Phòng Marketing tiếp tục đưa ra các hoạt động có hiệu quả với khách hàng TTKDTM. Và đối với Phòng Kế hoạch – Kinh Doanh, các Phòng Giao dịch phải hoàn thành chương trình tin học cho các cán bộ theo tiêu chuẩn của World Bank đồng thời cũng phải tăng cường phối hợp với các phòng, ban khác nhằm hoàn thiện tốt hơn mục tiêu chiến lược của Chi nhánh.

- Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần trang bị kiến thức, thông tin cho các khách hàng về những đặc điểm, tiện ích, rủi ro của từng loại hình TTKDTM. Hỗ trợ phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại điện tử.

* Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Kết hợp với các NHTM khác tạo ra một mạng lưới thanh toán đồng bộ qua ngân hàng, tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Hoàn thiện hệ thống tổ chức tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các Chi nhánh.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng như tham gia hệ thống thanh toán của World Bank và phát triển hệ thống thanh toán theo chuẩn mực quốc tế. Tăng cường các quyền hạn cũng như trách nhiệm rõ ràng hơn đem lại nhiều hơn tính tự chủ trong hoạt động đối với các ngân hàng chi nhánh. Đề ra các mục tiêu chiến lược phù hợp với từng Chi nhánh có thể trao cho Chi nhánh quyền ra các quyết định phù hợp với khả năng và tính chất hoạt động.

- Phối hợp và hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ trong các khóa ngắn hạn, dài hạn, trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt các cán bộ tham gia quản lý cần phải có những khóa đào tạo mang tính chất đặc trưng phù hợp với yêu cầu của các Chi nhánh. Các biện pháp chính là: tăng nguồn kinh phí đào tạo, cải thiện chất lượng đào tạo và liên kết đào tạo với các tổ chức khác.

- Ngoài ra, cần đưa ra các quy định mang tính chất luật trong đối với mỗi hình thức thanh toán. Những luật này sẽ hỗ trợ cho các dịch vụ thanh toán có chất lượng và an toàn hơn đồng thời uy tín của các ngân hàng chi nhánh cũng như NHNo&PTNT Việt Nam được tăng lên.

- Hoàn thiện hệ thống thanh toán bằng việc đề ra các quy định, theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện các quy định đó một cách tổng quan. Thực hiện tốt vai trò là trung gian thanh toán cho các NHTM, các tổ chức tín dụng tạo sự thuận lợi cho hoạt động quản lý thanh toán đối với các ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng thực hiện dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trong TTKDTM, khi hệ thống thanh toán có những quy định chặt chẽ thì việc tổ chức và điều hành trong quản lý là khá đơn giản, cùng với đó nếu hệ thống thanh toán hiện đại thì việc quản lý cũng dễ dàng hơn.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý là yêu cầu bức xúc đối với hoạt động ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO và đặc biệt trước thách thức, nhu cầu phát triển thương mại điện tử.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý, lưu trữ chứng từ điện tử, chữ ký điện tử trong các hoạt động thanh toán của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập và đưa vào vận hành Trung tâm thanh toán Bù trừ tự động Quốc gia nhằm thực hiện xử lý bù trừ hối phiếu, séc. Trung tâm sẽ giúp xử lý thông tin nhanh trong việc bù trừ và gửi lệnh trong TTKDTM hỗ trợ cho phát triển TTKDTM trong nền kinh tế.

- Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, quản lý khách hàng tập trung, giao dịch một cửa... bằng cách sửa đổi và sớm ban hành quy chế, quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán và các văn bản có liên quan đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với công nghệ mới. Nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng, thực hiện đánh giá hệ thống này theo định kỳ để có giải pháp nâng cấp và mở rộng hệ thống.

- Hoàn thiện các Luật Giao dịch điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử…tạo thuân lợi cho công tác tổ chức và kiểm tra việc TTKDTM tại các ngân hàng và tổ chức tài chính khác.

* Kiến nghị với Chính phủ và các ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w