Chính phủ cần kết hợp với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM thực hiện quản lý chi tiêu trong khu vực Chính Phủ bằng phương tiện TTKDTM.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 54 - 58)

hiện quản lý chi tiêu trong khu vực Chính Phủ bằng phương tiện TTKDTM. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phát triển các mạng lưới chấp nhận TTKDTM.

- Chính phủ kết hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường điều chỉnh hệ thống luật và ban hành các luật mới liên quan tới việc tổ chức và hoạt động trong các NHTM và hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán tạo điều kiện cho sự thuận lợi trong việc quản lý và phát triển TTKDTM trong nền kinh tế. Đồng thời đầu tư cho hệ thống viễn thông quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước đa dạng và hợp lý. Từ đó thúc đẩy việc các NHTM ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý thanh toán.

- Để có thể phát triển công tác tổ chức và thực hiện TTKDTM Chính phủ cần đưa ra chính sách tiền lương phù hợp với thực tế khi mà giá cả các mặt hàng không ngừng tăng để người dân và các tổ chức có thể tham gia tích cực hơn và việc mở tài khoản cũng như thực hiện TTKDTM qua ngân hàng. Chú trọng hoàn thiện việc trả lương qua hệ thống thẻ bằng cách mở rộng hệ thống cơ sở, vật chất phục vụ cho hoạt động này. Ngoài ra có thể quy định thêm về việc tham gia hoạt động TTKDTM đối với các loại hình thanh toán khác.

3.3 Điều kiện để thực hiện các kiến nghị

* Các điều kiện chủ quan

- Với Chi nhánh phải thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ hoạt động quản lý TTKDTM, các giải pháp đó bao gồm: Thứ nhất, phải tăng cường tuyên

rõ về ưu, nhược điểm cũng như cách thức thực hiện thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ TTKDTM yếu tố này sẽ cung cấp cho Chi nhánh những khách hàng có hiểu biết thêm và tích cực hơn trong hoạt động thanh toán dẫn tới bộ phận quản lý dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ của mình hơn; Tiếp theo, đưa ra được các chính sách ưu đãi mà Chi nhánh có thể thực hiện nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng để hoàn thành mục tiêu thanh toán; Xây dựng và điều chỉnh được mức tính phí hợp lý đối với thanh toán dùng tiền mặt và TTKDTM nhằm ổn định sự phát triển trong ngắn và dài hạn, tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, tổ chức và điều hành TTKDTM; Cuối cùng, Chi nhánh phải phối hợp được hoạt động của các lĩnh vực quản lý. Cùng với đó, hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh phải ổn định trong quy mô hoạt động cả về khối lượng và chất lượng. TTKDTM có những đặc điểm riêng khác với thanh toán bằng tiền mặt các nghiệp vụ kinh doanh khác cho nên Chi nhánh cần thường xuyên xét duyệt lại các chính sách, thủ tục và nguyên tắc thực hành quản lý TTKDTM trước những thử thách. Do vậy, Chi nhánh cần lựa chọn được mô hình quản lý phù hợp và có được những đặc trưng riêng trong quá trình quản lý TTKDTM.

- Đối với Ban Giám đốc Chi nhánh phải điều hòa được hoạt động của mình, trong đó Giám đốc và các Phó Giám đốc phải phân chia thời gian hợp lý để có thể điều hành Chi nhánh và quan hệ tốt với khách hàng. Trong quá trình quản lý phải tập hợp được các thông tin quan trọng cho việc theo dõi, kiểm tra, giám sát các quan hệ thanh toán. Đồng thời thông qua NHNo&PTNT Việt Nam và thực trạng hoạt động của các Phòng, Ban Giám đốc phải kịp thời kiểm tra và điều chỉnh những hoạt động quan trọng của Chi nhánh, với hoạt động thanh toán cần đưa ra các văn bản quy định bổ sung cho việc tổ chức TTKDTM.

- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh thực hiện tốt nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai công tác quản lý thanh toán và TTKDTM. Phòng phải có mối liên hệ chặt chẽ với các phòng khác với vai trò là phòng cung cấp và thực hiện chức năng quản lý TTKDTM. Phòng phải xây dựng được hệ thống quản lý và thực hiện TTKDTM theo yêu cầu của Chi nhánh trước những thử thách của sự phát triển. Song song với đó phòng phải cố gắng hoàn thành chương trình tin học cho các cán bộ theo tiêu chuẩn của World Bank.

- Các bộ phận quản lý chức năng phát huy được sức mạnh của Chi nhánh. Khi có yêu cầu của các bộ phận hoạt động trong công tác quản lý TTKDTM thì các phòng khác cũng như Ban Giám đốc phải cố gắng hỗ trợ tốt nhất, phối hợp để giúp cho việc quản lý TTKDTM được chính xác và phù hợp với thực trạng của Chi nhánh. Vai trò của bộ phận quản lý TTKDTM trong hoạt động quản lý thanh toán nói chung cũng như trước các thách thức tổ chức cần được tăng cường. Bộ phận quản lý TTKDTM và các nhà quản lý thanh toán phải tích cực trong việc thiết lập kế hoạch chiến lược, đồng thời đóng vai trò trợ giúp việc thiết kế hệ thống và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh.

- Mỗi nhân viên, cán bộ trong Chi nhánh Bách Khoa phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần tăng cường được cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra hoạt động TTKDTM. Có những chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, nhằm tạo ra các chuyên gia trong lĩnh vực TTKDTM. Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh cũng cần đào tạo được những kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và công nghệ ứng dụng trong TTKDTM nói riêng cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các phòng, ban này cũng phải theo dõi và đưa ra ý kiến để các bộ phận hoạt động trong công tác TTKDTM hoàn thiện bộ máy của mình.

* Các điều kiện khách quan

- Nền kinh tế phát triển ổn định tạo thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTKDTM cũng như quản lý TTKDTM. Các ngành sản xuất có những tăng trưởng bền vững thúc đẩy dịch vụ và các ngành phụ trợ khác tăng trưởng làm tăng đời sống của người dân. Các tổ chức kinh tế, khu vực dân cư tham gia nhiều hơn vào việc sử dụng các phương tiện và dịch vụ TTKDTM. Các ngành khoa học trong đó có công nghệ ngân hàng được đầu tư nghiên cứu, phát triển đưa vào hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động quản lý TTKDTM.

- NHNo&PTNT Việt Nam phải kết hợp với các NHTM khác dựa vào sự phát triển của công nghệ và khoa học có xét đến hiện trạng của hệ thống thanh toán của các ngân hàng Việt Nam và trên thế giới thông qua sự tư vấn của các chuyên gia trong ngành Ngân hàng để có thể tạo ra một mạng lưới thanh toán đồng bộ qua ngân hàng. Bên cạnh đó thực hiện các chương trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng bằng cách đưa vào sử dụng các công nghệ mới và tăng cường nghiên cứu, dự báo các hình thức thanh toán trong tương lai để đưa ra các lời khuyên cho các ngân hàng chi nhánh để có những hình thức TTKDTM và phát triển các hình thức này. NHNo&PTNT Việt Nam cũng phải có những đợt tư vấn về phương pháp, cách thức lập kế hoạch từ các chuyên gia của mình. Đồng thời phải có những đợt khen thưởng với những chi nhánh, phòng, ban thực hiện tốt việc quản lý và thực hiện công tác của mình đặc biệt là trong hoạt động TTKDTM. Cùng với mỗi chi nhánh, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải bố trí lại các quyền hạn cũng như trách nhiệm đối với phòng, ban tại các ngân hàng chi nhánh và các phòng, ban này cũng phải thực hiện tốt các quyền hạn, trách nhiệm đó. Ngoài ra các mục tiêu chiến lược đối với từng chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trao cho chi nhánh đó quyền ra các quyết định, đồng thời mỗi chi nhánh này phải đảm bảo

và đề ra được các mục tiêu phù hợp với khả năng và tính chất hoạt động của mình. Ít nhất trong một năm NHNo&PTNT Việt Nam phải tổ chức được 1 đến 2 khóa học cho các cán bộ cao cấp của các chi nhánh của mình. Và kết hợp với các chi nhánh tổ chức đào tạo cán bộ trong các khóa ngắn hạn, dài hạn, trong nước và nước ngoài. Tham khảo các hình thức quản lý của các ngân hàng lớn trên thế giới và đưa ra sự điều chỉnh phù hợp trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam bên cạnh đó phối hợp với các tổ chức quốc tế, mời chuyên gia giảng dạy và đạo tào kiến thức về quản lý hoạt động TTKDTM.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình như: có những chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp, phát hành tiền tệ hợp lý và đặc biệt là quản lý tốt các NHTM. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phải hoàn thiện được hệ thống thanh toán càng sớm càng tốt, bố trí một đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán tín dụng nghiên cứu và đưa ra các quy định mang tính chất thực tiễn trong việc quản lý TTKDTM. Các dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được mở rộng và hoàn thành mà Chính phủ đặt ra trong đề án: Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Cùng với Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý TTKDTM và cung cấp hệ thống thanh toán bù trừ cho các hoạt động thanh toán trong sản xuất và dịch vụ. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước phải đưa vào hoạt động các Luật Giao dịch điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 54 - 58)