1400 5 Kinh doanh QTKD 1 00 6

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng nguồn nhân lực ở Công ty sứ Thanh trì - Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

V. Đào tạo công nhân k.thuật nt 1 Đào tạo mớint

120 1400 5 Kinh doanh QTKD 1 00 6

Tổng số 3 48.000 157 215.900

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Thường những cán bộ bậc đại học trở lên Công ty sẽ gửi tới các trường đại học để đào tạo. ví dụ Thạc sỹ Công nghệ thông tin Nguyễn Xuân Khoát – Cán bộ phòng tổ chức lao động được đào tạo tại trường đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay đã tốt nghiệp.

Đối với công nhân sản xuất sứ vệ sinh nếu được đào tạo mới Công ty sẽ gửi đào tạo tại trường đạo tạo Tổng công ty Viglacera. Ví dụ hiện nay Công ty đang gửi đào tạo công nhân phục vụ cho Nhà máy sứ Bình Dương. Đối với trường hợp đào tạo lại, hoặc đào tạo nâng cao tay nghề Công ty sẽ tổ chức các

lớp đào tạo ngay tại Công ty do các giáo viên lành nghề hướng dẫn. Phòng tổ chức lao động có trách nhiệm tổ chức các khoá đào tạo này, bao gồm các công việc cụ thể như sau:

 Xây dựng chương trìng cụ thể về thời gian, địa diểm tổ chức lớp học.

 Chuẩn bị các diều kiẹn vật chát cho việc giảng dạy.

 này có trách nhiệm soạn thảo chương trình giảng dạy theo đúng chuyên môn của mình.

 Tổ chức kiểm tra kết quả khoá học và làm báo cáo tổng kết trình Giám đốc Công ty xen xét

 Một vấn đề rất quan trọng trong đào tạo và phát triển là vấn đề kinh phí cho đào tạo. Một chương trình đào tạo chỉ có thể chực hiện khi có kinh phí, kinh phí nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới chất lượng quy mô và hiệu quả của quá trình đào tạo.

Trong những năm qua Công ty đã rất cố gắng giành một khoản kinh phí đáng kể cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:

Bảng 15: Kinh phí đào tạo và phát triển ( đơn vị 1000 đ)

Năm 2004 2005 KH2006

Kinh phí 285.500 315.000 376.500

Nguồn : Phòng tổ chức lao động

Kết quả thu được hiện nay đã có 4 người tốt nghiệp khoá đào tạo Thạc sỹ, 14 người đang theo học đại học. Năm 2004 bồi dưỡng ngắn hạn cho 157 cán bộ và công nhân, năm 2005 bồi dưỡng ngắn hạn cho 195 cán bộ và công nhân.

Như vậy, có thể thấy Công ty sứ Thanh trì rất quan tâm tới lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên lĩnh vực này của Công ty vẫn còn một số điểm chưa thực sự tốt như: kinh phí cho đào tạo chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu cho chi phí đào tạo, hình thức đào tạo chưa phong phú, chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn và chưa chú trọng đàn tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có biên pháp hoàn thiện chương trình đào tạo và phát triển để nâng cao trình độ nguồn nhân lực của Công ty.

3.4. Trả công và khuyến khích người lao động

Lương bổng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của Công ty. Để tuyển dụng và giữa lại được đúng người làm đúng việc cần phải có một hệ thống thù lao cạnh tranh và cộng bằng. Để phát huy mọi tiềm năng người lao động Công ty phải có một chế độ lương bổng, đãi ngộ hợp

lý. Mặc dù, tiền không phải là lý do duy nhất để các nhân viên làm việc cho một Công ty, nhưng những phương pháp trả lương không công bằng vẫn là nguyên nhân chính gây ra sự bất mãn của người lao động làm giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả kinh doanh. Một chế độ lương bổng thoả đáng mới có thể giúp người lao động tái sản suất sức lao động, phát triển về thể lực cũng như trí lực, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, mở mang kiến thức, đáp ứng nhu cầu tự đào tạo làm cho chất lượng đội ngũ lao động ngày càng tăng. ý thức được điều này Công ty sứ Thanh Trì đã xây dựng cho mình một chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện sản suất kinh doanh của công ty và phù hợp với sự đóng góp của người lao động.

Đối với ban lãnh đạo và các cán bộ làm việc tại các phòng ban chức năng, các bộ phận trực thuộc Công ty. Công ty đã xây dựng và ban hành quy chế tiền lương quy định hệ số lương và mức lương đối với các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ các phòng ban – Nhà máy – xí nghiệp. Quy chế này quy định áp dụng 3 mức hệ số theo các cấp độ công việc cụ thể như sau:

 Hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ.

 Hoàn thành chức trách nhiệm vụ (mức hoàn thành tốt nhân 0,9 ).

 Chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ (mức hoàn thành nhân 0,9 ).

Các yếu tố khi xem xét mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất, từng bộ phận phòng ban căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc do cấp trên giao... Thẩm quyền xác định mức độ hoàn thành công việc là người lãnh đạo trực tiếp của Công ty hay trưởng các phòng ban, bộ phận đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên dưới quyền.

Việc phân làm 3 mức hoàn thành công việc giúp cho cán bộ nhân viên của Công ty cảm thấy thoả mãn hơn vì được đối xử công bằng, được đánh giá đúng năng lực. Từ đó, họ sẽ vui vẻ, nhiệt tình phát huy hết khả năng của mình nâng cao yếu tố tinh thần cho nguồn nhân lực của Công ty.

Hiện nay, mức lương với hệ số 1 là 700.000đ. Quy chế này được áp dụng từ ngày 01/11/2005. Như vậy một quản đốc phân xưởng sẽ được trả lương như sau:

Bảng 16: chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo hệ số

Mức độ Hệ số Tiền lương Hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ 4,0 2.800.000đ Hoàn thành chức trách nhiệm vụ 2.520.000đ Chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ 2.268.000đ

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Ngoài ra, một số phòng ban Công ty áp dụng chế độ lương khoán (ví dụ phòng kinh doanh). Theo đó Công ty sẽ khoán quỹ lương cho phòng ban này căn cứ vào kết quả hoạt động của phòng ban này. Trưởng các phòng ban này sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của các thành viên mà phân phối quỹ lương làm sao cho đảm bảo công bằng.

Đối với công nhân sản xuất trực tiếp Công ty áp dụng hình thức trả lương theo kết quả lao động.

Hàng tháng căn cứ vào kết quả lao động, bộ phận sẽ bình xét loại lao động, hệ số. Tiêu chuẩn lao động được chia làm 3 mức tương ứng với 3 mức hệ số như sau:

o Loại A: hệ số 1

o Loại B: hệ số 0,9.

o Loại C: hệ số 0,7 – 0,8.

Cuối tháng căn cứ vào quỹ lương thực hiện quản đốc phân xưởng tiến hành chia lương cho công nhân được dựa trên cơ sở hệ số lương tháng theo bình sét, bậc lương và số ngày công lao động. Quỹ lương được xác định căn cứ vào đơn giá tiền lương được xây dựng cho từng loại công việc theo sản phẩm và tổng số sản phẩm mà bộ phận đã hoàn thành.Ví dụ:

Bảng 17 :Đơn giá cho bộ phận phân loại thuộc phân xưởng đóng gói.

STT Tên sản phẩm Hao phi TG (h/sp) Đơn giá (đ/sp) Phân loại Sửa nguội

1 Bệt 0,096 421 1170

2 Két + nắp 0,082 350 950

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng nguồn nhân lực ở Công ty sứ Thanh trì - Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w