Những hạn chế cịn tồn tại trong quá trình định giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (Trang 72)

2.3.1 Những hạn chế do nguyên nhân chủ quan

Tuy nhiên trong quá trình tiến hành phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hố. Cơng ty chứng khốn Bảo Việt khơng tránh khỏi một số các hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

a. Đối với phương pháp dịng tiền:

Phương pháp chiết khấu dịng tiền là phương dựa trên cơ sở và dịng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép xác định chính xác hơn giá trị doanh nghiệp đang hoạt động cĩ hiệu quả và cĩ khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm... Tuy nhiên, để cĩ thể áp dụng phương pháp này, cơng ty chứng khốn Bảo Việt cần phải xác định các thơng tin chủ yếu như tỷ suất lợi nhuận của 3 - 5 năm liền kề và dự kiến trong 5 - 10 năm tương lai trên cơ sở kế hoạch SXKD, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp, hệ số rủi ro của doanh nghiệp, ngồi ra, doanh nghiệp cịn phải xác định các thơng tin khác như: tỷ lệ tăng trưởng của ngành, vùng kinh tế, thị phần... Để xác định tỷ lệ chiết khấu trong phương pháp này, việc xác định thơng tin nêu trên hiện rất khĩ khăn và mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều thơng tin cĩ thể khơng được xác định một cách chính xác mà phải dựa trên cách tính tốn phân tích gần đúng.

Do vậy, việc sử dụng phương pháp này cĩ thể dẫn đến sự sai lệch cĩ tính chất chủ quan của chuyên viên định giá.Mặc dù trình độ của các chuyên viên của cơng ty là tương đối cao nhưng cũng khơng ít các trường hợp cũng mắc phải một số sai lầm ảnh hưởng đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Nguyên nhân cĩ thể là do chúng ta chưa cĩ một thị trường hiệu quả về mặt thơng tin, việc xác định các thơng số ngành, vùng là rất khĩ khăn. Ngồi ra các cán bộ định giá chưa được đào tạo đến trình độ siêu đẳng chủ yếu là được đào tạo trong nước.

- Cán bộ định giá luơn phải gặp các khĩ khăn khi áp dụng các quy định của luật vào trong thực tế, do các quy định này cĩ thể khơng đồng nhất với thực trạng diễn ra, do vậy rất khĩ khăn cho cán bộ khi xây dựng các thơng số cho việc định giá.

- Cơng ty chưa hồn chỉnh các quy trình tư vấn cổ phần hố, định giá doanh nghiệp, tư vấn đấu gía, tư vấn niêm yết.

b. Đối với phương pháp tài sản:

Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị tài sản thực tế tồn bộ tài sản hiện cĩ của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Việc áp dụng phương pháp này là rất khĩ khăn cho tổ chức định giá khi phải xác định giá trị phần % cịn lại của nhà xưởng, máy mĩc… Do thiếu thơng tin về giá cả thị trường của tài sản cần định giá, nhiều chuyên viên định giá đã tự ước lượng giá trị, hoặc chuyển luơn giá trị sổ sách sang. Do vậy kết quả xác định lại giá trị tài sản là khơng thực tế, phụ thuộc chủ yếu vào cách đánh giá của chuyên viên.

2.3.2.2 Những hạn chế do nguyên nhân khách quan2.3.2.2.1 Về mặt tổ chức thực hiện 2.3.2.2.1 Về mặt tổ chức thực hiện

+ Quá trình cổ phần hĩa nĩi chung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nĩi chung ở Việt Nam là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã cĩ rất nhiều các văn bản pháp quy ban hành để điều chỉnh các hoạt động đĩ: Nghị định 64/2002/NĐ-CP, thơng tư 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002, thơng tư 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành cơng ty cổ phần, Nghị định 187/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và thơng tư 126/2004/TT-BTC. Tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều những sai sĩt trong các văn bản đã ban hành.

+ Hoạt động định giá chưa đạt được ở mức chuyên nghiệp vẫn cịn mang tính chất thực nghiệm, do vậy luơn cĩ sự thay đổi trong chính sách và phương pháp xác định. Nếu trước đây Nghị định 79 chưa quy định về việc áp dụng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, làm cho giá trị thực của doanh nghiệp bị đánh giá thiếu so với thực tế. Đến nay nghị định 187 đã cĩ thêm giá trị quyền sử dụng đất nhưng việc áp dụng lại gặp nhiều khĩ khăn mà luật chưa quy định được hết.

- Hạn chế về mặt thị trường:

+ Nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các hoạt động chuyển nhượng, khốn, cho thuê và thực hiện cổ phần hố cịn mới mẻ, cơng tác định giá đối với giá trị doanh nghiệp chưa đúc kết được nhiều kinh nghiệm về lý luận cũng như hoạt động thực tiễn

+ Mơi trường kinh tế cho sự hoạt động của doanh nghiệp chưa được phát triển đầy đủ. Cho đến nay, mặc dù đã được xây dựng và đi vào hoạt động chính thức, nhưng TTCK Việt Nam cịn nhỏ bé, vì vậy chưa thể đảm nhận vai trị của thị trường trong quá trình định giá giá trị doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua bán chứng khốn.

+ Hoạt động tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp chưa thực sự thúc đẩy cổ phần hố gắn với phát triển thị trường vốn, niêm yết và đăng ký giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khốn.

+ Cổ phần hố và phát triển TTCK cĩ quan hệ thúc đẩy lẫn nhau. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hố sẽ làm tăng lượng hàng hố giúp cho TTCK phát triển. Ngược lại, khi TTCK phát triển sẽ nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, gĩp phần làm cho quá trình cổ phần hố đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp chưa gĩp phần gắn kết hai yếu tố này với nhau. Trong số hơn 2500 doanh nghiệp đã cổ phần hố, mới chỉ cĩ 30 doanh nghiệp thực hiện niêm yết trên TTCK và 6 doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại trung tâm chứng khốn HàNội.

+ Quá trình cổ phần hố DNNN cịn khép kín, mang tính chất nội bộ, chưa thu hút được vốn từ bên ngồi vào doanh nghiệp. Sau cổ phần hố, doanh nghiệp khơng thực hiện niêm yết đăng ký giao dịch trên TTCK, vì thế, số lượng doanh nghiệp cổ phần hố tăng lên nhưng hàng hố trên TTCK thì vẫn hạn chế về số lượng và khơng đa dạng về chủng loại.

- Hạn chế về mặt thơng tin:

+ Chúng ta chưa cĩ hệ thơng thơng tin thực sự hiệu quả về hoạt động của mỗi ngành kinh tế cũng như tồn bộ nền kinh tế quốc gia. Hệ thống cơ sở dữ liệu, thơng tin thị trường cho hoạt động thẩm định giá nĩi chung và xác định giá trị doanh nghiệp nĩi riêng chưa được thiết lập. Thơng tin cơ sở phục vụ cho việc định giá doanh nghiệp cịn nhiều bất cập: Do hoạt động thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp ở nước ta cịn tương đối mới mẻ nên cơ sở dữ liệu và thơng tin thị trường về hoạt động này chưa được thiết lập một cách đầy đủ và cĩ hệ thống. Đây cũng là một khĩ khăn cho quá trình cung ứng, tiếp

+ Hơn nữa, sự cập nhật thơng tin kinh tế quốc tế và quốc nội cịn chậm chạp và bất cập. Hạn chế về mặt thơng tin sẽ gây khĩ khăn cho việc dự đốn tốc độ phát triển hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Các hoạt động của doanh nghiệp chưa được đặt vào trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế.

- Hạn chế về phía các doanh nghiệp:

+ Vì một mục đích cá nhân nào đĩ mà các chủ doanh nghiệp cĩ thể khơng muốn cung cấp các số liệu tài chính chính xác (cĩ thể họ muốn hạ thấp giá trị doanh nghiệp), dùng các mánh khoé thủ đoạn làm bĩp méo số liệu.

+ Do trình độ cĩ hạn nhiều doanh nghiệp phản ánh sai các báo cáo tài chính khơng theo chuẩn mực chung; chưa cung cấp đầy đủ thơng tin cho tổ chức định giá, hệ thống sổ sách kế tốn khơng qua thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế tốn, chưa thực hiện kiểm kê tài sản; chưa xây dựng được phương án sắp xếp lao động. Do vậy gây khĩ khăn cho các cơng ty định giá phải xác minh lại số liệu một cách chính xác rõ ràng, do số liệu được cung cấp cĩ thể chỉ là số liệu ảo chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động thực của doanh nghiệp.

+ Hầu hết doanh nghiệp cổ phần hố cĩ những tồn tại về tài chính như: nợ và tài sản tồn đọng, về lỗ luỹ kế… nên thời gian xác định giá trị doanh nghiệp thường kéo dài. Bản thân các doanh nghiệp chưa tự hồn thành cơng việc xử lý tài chính, thường đợi đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mới tiến hành. Do vậy gây sức ép cho các cơng ty định giá phải hồn thành hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp đúng hạn là 6 tháng ( theo quy định của Bộ tài chính)

2.3.2.2.2 Về mặt kỹ thuật của các phương pháp định giá doanh nghiệp

Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và đánh giá giá trị thực tế của tồn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đánh giá doanh nghiệp, tổ chức định giá luơn gặp phải những vấn đề khĩ khăn sau:

Đối với TSCĐ : khi tiến hành xác định giá trị của TSCĐ hữu hình thì cả 2 yếu tố của quá trình định giá là nguyên giá và giá trị cịn lại đều rất khĩ xác định. Sở dĩ như vậy là do thiếu thơng tin thị trường các loại tài sản này: máy mĩc thiết bị hiện đang sử dụng trong các DNNN là các máy chuyên dụng thuộc các thế hệ cơng nghệ khác nhau, do nhiều nhà cung cấp khác nhau. Thơng thường là đã lạc hậu và các nhà sản xuất khơng cịn cung cấp chủng loại đĩ trên thị trường hiện tại. Cịn nếu dựa theo tính năng, cơng dụng tương tự thì các máy mĩc thiết bị thời nay thuộc các thế hệ mới, tiên tiến hơn, tiện ích hơn nên nguyên giá của chúng thường rất khác nhau. Trong trường hợp hữu hãn, nếu lựa chọn được một sản phẩm cĩ cùng cơng suất, tính năng và tác dụng nhưng do các nhà sản xuất khác nhau thì cũng khơng thể so sánh với nhau được. Với những khĩ khăn trên, phần lớn TSCĐ khơng cĩ được cơ sở tham chiếu để tham khảo giá trị thị trường hiện tại mà được xác định lại theo nguyên giá ghi sổ kế tốn của đơn vị. Khơng những nguyên giá mà cả giá trị cịn lại của TSCĐ cũng là một yếu tố rất khĩ xác định bởi lẽ: về mặt nguyên tắc, giá trị cịn lại của tài sản được xác định dựa vào giá trị cịn lại của các kết cấu chính, nhưng cơ sở để xác định giá trị cịn lại của các kết cấu chính lại thường khơng thuyết phục. Do vậy, tỷ lệ % giá trị cịn lại được đưa ra mang nhiều tính chất chủ quan và luơn theo chiều hướng dằng xé về mặt lợi ích: Doanh nghiệp muốn đánh giá thấp, Nhà nước muốn đánh giá cao. Vì vậy, luơn luơn xảy ra tranh chấp trong việc thống nhất số liệu.

Đối với vật tư, hàng hĩa, thành phẩm: đặc điểm của các tài sản này là thuộc nhĩm tài sản lưu động do vậy luơn cĩ sự vận động thay đổi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Do thời điểm thực tế kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp thường chậm hơn thời điểm lựa chọn làm mốc để xác định giá trị nên tại thời điểm kiểm kê thực tế, vật tư, hàng hĩa, thành phẩm đã cĩ quá nhiều biến động về

cả số lượng, chất lượng và phẩm cấp so với vật tư, hàng hĩa tại thời điểm lựa chọn để xác định giá trị doanh nghiệp. Về mặt nguyên tắc, số lượng của hàng tồn kho phải được tính tốn trên cơ sở số lượng thực tế kiểm kê sau khi đã điều chỉnh lại ảnh hưởng của các khoản nhập xuất trong suốt giai đoạn từ thời điểm lựa chọn đến thời điểm thực tế kiểm kê. Tuy nhiên trong thực tế, việc này là khơng tưởng mà đơi khi bản thân các phiếu nhập, phiếu xuất trong kỳ cũng khơng đảm bảo được độ chính xác của nĩ. Do vậy, hầu hết số lượng, chủng loại và chất lượng của vật tư hàng hĩa được lấy theo số liệu báo cáo của đơn vị nên tính thuyết phục khơng cao.

Xác định lợi thế kinh doanh và giá trị tài sản vơ hình của doanh nghiệp: Để xác định lợi thế kinh doanh, phương pháp này chỉ căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận của 3-5 năm liền kề và lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm. Cịn các tài sản vơ hình đã được xác định giá trị thì lấy theo số dư trên sổ kế tốn. Việc tính tốn chỉ dựa trên các chỉ số đơn giản chắc chắn sẽ khơng phản ánh đúng giá trị lợi thế của doanh nghiệp… Ví dụ như: tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp thơng thường cĩ thể tăng đột biến trong 1,2 năm gần đây do điều kiện đặc biệt. Ngược lại với một doanh nghiệp vốn đã cĩ tiếng tăm trên thị trường nhưng trong vịng 3 năm gần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm hoặc bị thua lỗ, cĩ thể là bởi một số lý do nào đĩ (như người quản lý mới chưa cĩ năng lực, tác động của cạnh tranh, hay do cơng ty đang chuẩn bị triển khai đổi mới chu kỳ sản phẩm) điều này sẽ làm cho giá trị lợi thế kinh doanh tính theo cơng thức này cĩ thể sẽ bị giảm hoặc thậm chí là số âm và như vậy doanh nghiệp này khơng cịn tồn tại lợi thế kinh doanh. Thực tế cho thấy đây vẫn là các doanh nghiệp cĩ tiếng tăm trên thị trường và người mua cổ phần vẫn quyết định mua vì họ tin tưởng vào sự phát triển cao trong tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định cơng thức như trên khơng phản ánh giá trị lợi thế kinh doanh. Ngồi ra, với các ngành kinh doanh đặc thù như khai thác khống sản, thì giá trị doanh nghiệp được xác định phụ thuộc phần lớn vào trữ lượng và chất lượng khốn sản tiềm năng chưa được khai thác chứ ít phụ thuộc vào các tài sản nằm trên nĩ. Do vậy, quyền được khai thác khống sản và đánh giá trữ lượng cịn lại của mỏ là các yếu tố được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các nhà đầu tư quan tâm hơn là những tài sản hiện cĩ tại mỏ. Tuy nhiên, đánh giá giá trị của các tài sản vơ hình đĩ như thế nào lại khơng được Chính phủ hướng dẫn xác định và vơ tình nĩ đã trở thành miếng mồi lớn cho các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực khai khống. Tĩm lại, chúng ta cịn khá nhiều lúng túng trong việc xác định giá trị của các tài sản vơ hình và giá trị lợi thế.

Đối với khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ phân bổ:

Do quy định khơng phải xác định lại giá trị mà lấy theo số dư trên sổ kế tốn, nhiều doanh nghiệp ẩn tiền của Nhà nước vào các khoản mục này hoặc thực hiện một loạt các giao dịch kinh tế “lạ thường” để đẩy nĩ vào chi phí xác định lãi, lỗ trong năm trước khi CPH. Với các cách thức như trên, tài sản của Nhà nước sẽ khơng cịn đầy đủ trên thực tế khi kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp hoặc nếu cĩ thì cũng chỉ là những giá trị khơng cịn chính xác khi đưa số dư của các khoản mục chi phí SXKD dở dang, chi phí chờ kết chuyển hay TSCĐ vơ hình vào xác định giá trị doanh nghiệp.

Về việc xác định của các khoản cơng nợ phải thu, phải trả: nguyên tắc chung là các khoản cơng nợ phải được xác nhận rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chỉ đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp đối với các khoản cơng nợ đã được xác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (Trang 72)