Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit L/C)

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 33 - 40)

Phương thức tín dụng chứng từ L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoản 70% giá trị thanh toán. Lý do là nó bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.

Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, song sau khi được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó phương thức thanh toán này đã được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng được thể hiện ở nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người bán và người mua. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của ngân hàng không phụ thuộc vào thực trạng của hàng hóa. Nếu thực trạng của hàng hóa không đúng với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng với các điều khoản đã được quy định trong L/C.

* Các bên tham gia phương thức thanh toán L/C:

Người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người mua, người nhập khẩu hàng

hóa hoặc là người do người mua ủy thác. Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức tín dụng chứng từ thì việc mở L/C của người mua là điều kiện đầu tiên để cho người bán thực hiện hợp đồng. Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để làm đơn yên cầu ngân hàng mở L/C, phải trả một khoản thủ

tục phí cho ngân hàng và thường phải ký quỹ giá trị kim ngạch của L/C tại ngân hàng mở L/C.

Ngân hàng phát hành L/C (Opening Bank hay Issuring Bank): là ngân

hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng nhận đơn của nhà nhập khẩu và căn cứ vào yêu cầu trong đơn để mở L/C, sau đó chịu trách nhiệm thông báo cho nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ được gửi đến nếu thấy phù hợp thì thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng làm sai sót thì phải chịu trách nhiệm. sau khi đã trả tiền cho người bán, ngân hàng giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi lại khoản tiền thủ tục phí.

Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng báo tín dụng chứng

từ cho người hưởng lợi một cách trực tiếp hoặc thông báo t\cho một ngân hàng khác. Người hưởng lợi không nhất thiết là khách hàng của ngân hàng thông báo, ngân hàng này thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước xuất khầu.

Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hàng, nhà xuất khẩu và là

bên được hưởng lợi tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi biết được người mở L/C đúng với hợp đồng mua bán. Nếu sai sót hợp đồng mua bán hoặc có điều gì bất lợi cho mình thì người hưởng lợi có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung L/C. Nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán.

Ngoài 4 thành viên trên, trong một số trường hợp đặc biệt, còn có các thành viên sau:

Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng đứng ra xác nhận

cho người mở L/C theo yêu cầu, thường phải là ngân hàng có uy tín lớn trên thị trương tín dụng và tài chính quốc tế. Muốn xác nhận ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và đôi khi phải đặt cọc trước.

Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là ngân hàng đứng ra mua hối

phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền cho người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C.

Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): là ngân hàng mở L/C hoặc có thể là

một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định. * Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ:

- Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa dịch vụ.

- L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy nó sẽ được coi là không hủy ngang.

- Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản trong L/C nếu: chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau.

- Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 7 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không, nếu qua thời gian ngân hàng phát hành không có quyền thông báo sai sót.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C.

- Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ đó phải thông báo bằng phương tiện truyền thông trước lúc đóng cửa của ngày làm việc thứ 7.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.

*Các loại L/C và quy trình nghiệp vụ:

Thứ nhất, theo công dụng của thư tín dụng, người ta phân ra:

L/C có thể hủy ngang (Revocable letter of Credit): là loại L/C có thể sửa

đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. Nó chứa đựng những rủi ro đồi với người bán vì việc sửa đổi hoặc hủy thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi thanh toán được thực hiện. Thư tín dụng hủy ngang tạo cho người mua sự chủ động tối đa vì nó có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không thông báo cho người bán.Vì vậy, thư tín dụng hủy ngang chỉ được sử dụng trong các trường hợp:

- Việc giao hàng được thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con. - Giữa người mua và người bán có quan hệ tín dụng rất tốt.

L/C không thể hủy ngang (Irrevocable letter of Credit): là loại L/C sau

khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia. L/C không thể hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, nên nó được sử dụng rộng rãi.

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang

Thư tín dụng xác nhận (Confirming L/C): là loại thư tín dụng không thể

hủy ngang, được một ngân hàng khác xác nhận, điều đó có nghĩa là ngoài cam kết của ngân hàng phát hành L/C còn có thêm sự cam kết thanh toán của ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc là một ngân hàng thứ ba tùy theo thỏa thuận giữa người mua, người bán và ngân hàng phát hành L/C. Trong thực tế việc yêu cầu xác nhận L/C không xuất phát từ mong muốn của người mở L/C mà từ yêu cầu của người hưởng lợi khi họ nghi ngờ khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng phát hành L/C hoặc họ lo lắng về tình hình chính trị và khả năng an toàn của nước người mua. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ theo tỷ lệ nhất định. Ngược lại, để đảm bảo quyền lợi của mình, ngân

Nhà nhập khẩu

Ngân hàng thông báo /Ngân hàng trả tiền Nhà xuất khẩu Ngân hàng phát hành Hợp đồng ngoại thương 1. Đơn xin mở L/C 6. Bộ c.từ 7. Thanh toán 2. L/C 2. L/C 3. Hàng hóa 4.Bộ c.từ+ H.Phiếu 5.Bộ c.từ+H/P+ Thư đòi tiền

8. Thanh toán 9.

Thanh toán

hàng phát hành sẽ thỏa thuận với khách hàng lựa chọn ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để tránh những rủi ro về vốn ký quỹ. Do đóm người hưởng lợi sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro.

Thứ hai, căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng, ta có các loại sau:

L/C trả ngay ( L/C Payable by Draf at sight): là loại L/C không thể hủy

ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phải thanh toán trước khi nhận hàng, vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng nhập cảng.

L/C trả chậm ( L/C Available by Deffered Payment): là loại L/C trong đó

ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng.

Loại thư tín dụng này có hai dạng:

- L/C có kỳ hạn: là loại L/C không hủy ngang trong đó ngân hàng phát hành sẽ chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Những hối phiếu này nhà xuất khẩu có thể giữ cho đến thời hạn thanh toán và lúc ấy trình nộp ngân hàng để nhận tiền hoặc bán/chuyển nhượng trên thị trường: các ngân hàng phát hành có thể mua hối phiếu chấp nhận thanh toán cho chính mình.

- L/C trả dần: là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định người hưởng sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo những thời hạn đã quy định rõ trong L/C đó. Khác với loại thư tín dụng có kỳ hạn, loại L/C này không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát. Do đó người bán không có quyền lợi pháp lý đối với hối phiếu và quyền truy đòi liên quan đến hối phiếu đó.

L/C chấp nhận ( L/C Available by Acceptance): là loại L/C trong đó ngân

hàng phát hành thực hiện chấp nhận hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ ba chấp nhận hối phiếu, với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C. Ngân hàng phát hành L/C trong bất kỳ trường hợp nào

cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận, khi các điều kiện của L/C được đáp ứng đầy đủ.

Thứ ba, trên giác độ quan hệ đối tác có các loại L/C

L/C trực tiếp ( Strainght L/C): là loại L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán

của ngân hàng phát hành chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng. Dạng L/C này thường yêu cầu người thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân hàng phát hành L/C ( hết hạn hiệu lực tại điểm giao dịch của ngân hàng phát hành).

L/C cho phép chiết khấu ( L/C Available by Negotiation): là loại L/C

trong đó ngân hàng phát hành ủy quyền cho một ngân hàng nhất định (trường hợp hạn chế - Restricted Negotiation) hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào (trường hợp không hạn chế - Freely Negotiation) mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. L/C chiết khấu có thể được xác nhận hoặc không xác nhận.

Thứ tư, một số loại L/C đặc biệt

L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại L/C trong đó có một điều

khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo (hay ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định.

L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể hủy ngang mà sau

khi sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì sẽ tự động khôi phục lại giá trị như cũ mà không cần mở L/C mới.

L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là một L/C mà người hưởng đầu

tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị L/C gốc cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai. Mục đích của loại L/C này giúp cho nhà xuất khẩu tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình.

L/C giáp lưng (Back to Back L/C): khi người hưởng nhận được một L/C

(L/C gốc) không phải L/C chuyển nhượng song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ có thể thỏa thuận với ngân hàng của mình phát hành một L/C thứ hai (L/C giáp lưng) với nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hóa.

L/C dự phòng (Standby L/C): thực chất đây là một hình thức bảo lãnh của

ngân hàng, là một loại tín dụng chứng từ hoặc một thỏa thuận tương tự, theo đó ngân hàng phát hành L/C cam kết với người thụ hưởng:

- Trả khoản tiền mà người yêu cầu mở thư tín dụng đã vay hoặc nhận ứng trước.

- Bồi hoàn về những thiệt hại do người yêu cầu mở không thực hiện được những nghĩa vụ của chính mình.

Tóm lại, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có chi phí cao nhất so với các phương thức thanh toán khác. Thông thường có các loại chi phí như phí mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí thực hiện L/C, phí thanh toán L/C, phí thông báo L/C. Tuy nhiên đây cũng là phương thức thanh toán an toàn nhất trong bốn phương thức trình bày ở trên. Người bán nếu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và lập được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng thì ngân hàng sẽ đảm bảo thanh toán tiền hàng cho người bán. Việc người bán giao hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng cũng chính là người bán đã thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thương mại, do vậy quyền lợi của người mua cũng được đảm bảo vì họ sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng, cũng chính là theo yêu cầu của hợp đồng thương mại, bởi lẽ thư tín dụng được xác lập dựa trên các điều khoản của hợp đồng thương mại đã ký giữa hai bên. Phương thức tín dụng chứng từ nên sử dụng trong các trường hợp mà bên mua và bên bán chưa có sự tin cậy lẫn nhau hoặc là những giao dịch với quy mô thanh toán lớn.

1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM

Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế có thể hiểu là gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế, thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia giao dịch thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Từ đó nâng cao doanh số thanh toán quốc tế và thu phí dịch vụ thanh toán cho ngân hàng.

- Mở rộng các dịch vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Hoạt động này liên quan đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các dịch vụ mới phục vụ khách hàng.

- Mở rộng phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế, nghĩa là ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán với các đối tác ở các vùng miền và các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w