Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 99 - 105)

Chính phủ sớm ban hành, hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động các bên tham gia vào quá trình thanh toán quốc tế: Luật Hối phiếu, Luật kinh doanh ngoại tệ…

Kiểm soát thị trường ngoại hối chưa chính thức, tiến tới hoàn thiện và thúc đẩy phát triển thị trường ngoại hối của Việt Nam lành mạnh, đạt hiệu quả theo chức năng vốn có của nó. Tránh để xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ giả mạo trên thị trường để trục lợi bất chính.

Chính phủ cần hoàn thiện chính sách thương mại nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.. Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu là điều kiện “cần” đối với hoạt động thanh toán quốc tế, thương mại quốc tế có phát triển thì mới có nhu cầu về thanh toán. Do đó, muốn mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế thì trước hết phải chú trọng hoàn thiện chính sách thương mại, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng hướng, nhằm khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của quốc gia.

Bên cạnh đó, Nhà nước còn cần phải đẩy mạnh công tác đối ngoại, đặc biệt chú trọng tới việc lập quan hệ lâu dài với các thị trường lớn, thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, các nước ASEAN… nhằm mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp và các ngân hàng hướng tới.

KẾT LUẬN

Ngày nay, phát triển kinh tế đồng nghĩa với hội nhập và mở cửa. Sự mở cửa nền kinh tế đã làm cho thế giới thực sự trở thành một cộng đồng với ý nghĩa đầy đủ của nó. Dù muốn hay không, trong cộng đồng này, mỗi quốc gia đều là một thành viên, nếu muốn tồn tại và phát triển thì phải biết hội nhập, hòa mình vào dòng phát triển chung đó.

Việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng trong quá trình hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xuất nhập khẩu của quốc gia. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp nói riêng đã có những bước phát triển và lớn mạnh không ngừng. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam, các hoạt động của ngân hàng đã dần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Riêng về hoạt động thanh toán quốc tế, với chức năng là sở giao dịch đầu mối, Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện xuất nhập khẩu ngoại tệ, đảm bảo an toàn tài sản và tăng cường hiệu quả kinh doanh nguồn vốn cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, hoạt động của Sở giao dịch đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Hơn nữa, các thiết bị máy móc, cơ sở vật chất đã dần bị lạc hậu so với hiện nay nên đã gây không ít khó khăn cho hoạt động. Trong thời gian thực tập tại đây, qua thực tế tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển, quá trình hoạt động chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch, nhận thấy được những thành tựu đạt được và những khó khăn đang gặp phải, em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch trong thời gian tới, xứng đáng là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế_NXB Lao động – Xã hội 2006.

2. Phan Thị Minh Lý. Bài giảng thanh toán quốc tế_Đại học kinh tế, Đại học Huế.

3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà. Ngân hàng thương mại_NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2007

4. Trang wep Ngân hàng Nhà nước: http://www.sbv.gov.vn

5. Trang wep Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam:

http://www.vbard.com

6. Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Incoterm 2000, UCP 600 bản tiếng Việt của Ủy ban kỹ thuật và Tập quán

Ngân hàng thuộc Phòng thương mại quốc tế (ICC). 8. Một số luận văn, chuyên đề tôt nghiệp của khóa trước.

9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... 1

LỜI MỞ ĐẦU ... 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 4

1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM ... 4

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ NHTM ... 4

1.1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM ... 6

1.1.2.1 Mua bán ngoại tệ ... 6

1.1.2.2 Nhận tiền gửi ... 6

1.1.2.3 Cho vay ... 7

1.1.2.4 Thanh toán ... 7

1.1.2.5 Hoạt động khác ... 8

1.2 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM ... 9

1.2.1 Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế ... 9

1.2.2 Vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế ... 11

1.2.3 Các phương tiện thanh toán quốc tế ... 13

1.2.3.1 Hối phiếu ( Bill of Exchange ) ... 14

1.2.3.2 Kỳ phiếu ( Promissory Note ) _ Lệnh phiếu ... 20

1.2.3.3 Séc ( Cheque ) ... 20

1.2.3.4 Thẻ thanh toán ... 24

1.2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế ... 27

1.2.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) ... 27

1.2.4.2 Phương thức ghi sổ (Open Account) ... 29

1.2.4.3 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) ... 30

1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG HOẠT

ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM ... 40

1.3.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng ... 40

1.3.1.1 Khả năng tài chính của ngân hàng ... 40

1.3.1.2 Công nghệ ngân hàng ... 41

1.3.1.3 Yếu tố con người ... 41

1.3.1.4 Cơ cấu điều hành hoạt động TTQT ... 42

1.3.1.5 Mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý ... 42

1.3.1.6 Uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế . 43

1.3.2. Các nhân tố khác ... 43

1.3.2.1 Chính sách kinh tế vĩ mô ... 43

1.3.2.2 Sự phát triển của thị trường ngoại hối ... 44

1.3.2.3 Sự cạnh tranh của các NHTM khác ... 45

1.3.2.4 Quá trình toàn cầu hóa, xu thế hội nhập ... 45

1.3.2.5 Quy chuẩn,thông lệ quốc tế về hoạt động TTQT ... 45

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM ... 47

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM ... 47

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ... 47

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ... 54

2.1.2.1 Sơ đồ ... 54

2.1.2.2 Chức năng các phòng ban ... 55

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ... 62

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn ... 63

2.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế ... 65

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT VIỆT NAM ... 66

2.2.1 Bộ máy tổ chức hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ... 66

2.2.2 Tình hình hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam ... 66

2.2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền ... 66

2.2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu ... 70

2.2.2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ... 74 2.2.3 Đánh giá thực trạng ... 78 2.2.3.1 Thành tựu đạt được ... 78 2.2.3.2 Khó khăn, hạn chế ... 80 2.2.3.3 Nguyên nhân ... 81 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM ... 85

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT VIỆT NAM ... 85

3.1.1 Định hướng phát triển chung ... 85

3.1.2 Định hướng cho hoạt động TTQT ... 86

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT LÁNG HẠ ... 88

3.2.1 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các

cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế. ... 88

3.2.2 Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

... 89

3.2.3 Phối hợp chặt chẽ giữa Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế ... 91

3.2.4 Tăng cường công tác Marketing về hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch ... 92

3.2.5 Xây dựng văn hóa kinh doanh ... 94

3.2.6 Tiếp tục hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế ... 96

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ... 97

3.3.1 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam ... 97

3.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam ... 98

3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước ... 99

KẾT LUẬN ... 100

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w