Bảng 01: Kết quả hoạt động huy động vốn từ 2003 – 2007
Đơn vị: tỷ VNĐ NV huy động tỷ lệ tăng(%) 2003 3,810 2004 6,380 67.45 2005 6,488 1.70 2006 8,221 26.71 2007 10,990 33.68
Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh số hoạt động huy động vốn từ 2003 - 2007
3,810 6,380 6,488 8,221 10,990 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Tổng NV huy động NV huy động (tỷ đồng)
Với phương châm vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khách hàng và ngân hàng, Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tăng liên tục trong các năm từ 2003 đến 2007, măc dù tỷ lệ tăng không đồng đều qua các năm. Đặc biệt, 2 năm gần đây (2006 và 2007) nguồn vốn huy động tăng đáng kể, đều vượt kế hoạch được giao.
Những kết quả trên cho ta thấy khả năng ổn định trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây thị trường có nhiều biến động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, nhưng lượng khách hàng tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể. 2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2: Kết quả hoạt động sử dụng vốn từ 2003 – 2007 Đơn vị: tỷ VNĐ Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2003 929 2004 1,508 1.06 2005 2,051 0.44 2006 2,933 0.2 2007 4,290 0.7
Biểu đồ 2: biểu đồ tổng dư nợ từ 2003 - 2007 929 1,508 2,051 2,933 4,290 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ Tổng dư nợ (tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2004 – 2007
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu to lớn cho ngân hàng. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động cho vay, thể hiện qua doanh số tổng dư nợ các năm liên tục tăng nhanh, từ 929 tỷ đồng năm 2003, đến 2007 tổng dư nợ đã đạt được 4 290 tỷ đồng. Bên cạnh mở rộng về số lượng, Ngân hàng cũng chú trọng đến chất lượng các khoản vay, tỷ lệ nợ xấu năm 2004 còn cao (1,06%) nhưng các năm sau đó đã giảm hẳn, đều ở mức chấp nhận được. Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ nợ xấu là 0.44%, năm 2006 doanh số hoạt động tín dụng tăng không nhiều so với 2005 nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, còn 0.2%, năm 2007, cùng với sự tăng nhanh của hoạt động tín dụng, chất lượng của các khoản vay cũng có giảm đi khi tỷ lệ nợ xấu là 0.7%.
Như vậy, có thể thấy chất lượng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là khá tốt, ngân hàng đã giải ngân được vốn huy động, đồng thời chú trọng đến chất lượng đến các khoản vay khi giữ tỷ lệ nợ quá hạn đều ở mức cho phép.
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 03: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2003 - 2007
Đơn vị: triệu USD
Nhập khẩu Xuất khẩu Mua bán ngoại tệ
2003 128.5 5.3 114.5
2004 180 11.4 160.7
2005 188 14.5 294.7
2006 470.5 37 840
2007 493.4 73.92 480
Biểu đồ 03: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế từ 2003 - 2007
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế
Mua bán ngoại tệ Xuất khẩu Nhập khẩu
Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2004-2007
Qua biểu đồ ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam biến động không đều so với các hoạt động khác của Ngân hàng. Tỷ trọng hoạt đông thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu cũng có sự khác biệt, điều này sẽ được đề cập trong phần sau của chuyên đề
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT VIỆT NAM PTNT VIỆT NAM
2.2.1 Bộ máy tổ chức hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam Việt Nam
Hiện nay, phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế không có sự phân định rõ ràng giữa việc kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Nhân lực của phòng hiện có 6 người, trong đó:
- Trưởng phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: 1 người - Phó phòng: 1 người.
- Nhân viên: 4 người.
2.2.2 Tình hình hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam Nam
Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là đầu mối thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế (Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống). Các chi nhánh trực thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp có đủ điều kiện tham gia thanh toán đều thực hiện qua đầu mối duy nhất này. Chỉ có Sở giao dịch mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý ở nước ngoài cũng như các tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trên lãnh thổ Việt nam.
2.2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền thường được áp dụng để trả tiền thừa, trả tiền nợ hay chi trả kiều hối. Trên thực tế, phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán không được ưa chuộng trên thế giới, nhưng do tính tiện dụng, đơn giản và tập quán thanh toán ở nước ta mà hiện nay vẫn có khá nhiều doanh nghiệp áp dụng thanh toán theo phương thức này.
Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức chuyển tiền
• Chuyển tiền đi:
Phòng thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch có nhiệm vụ: Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền của khách hàng kèm theo các chứng từ có liên quan đến việc chuyển tiền, thanh toán viên phải kiểm tra theo đúng mẫu quy định của Agribank và kiểm tra tài khoản của khách hàng. Trường hợp lệnh chuyển tiền của khách hàng không rõ ràng hoặc thiếu chính xác, tài khoản không đủ… thì thanh toán viên phải hướng dẫn cho khách hàng bổ sung, sửa đổi nội dung cho phù hợp. Sau khi kiểm tra nguồn vốn của khách hàng đã đủ, thanh toán viên thực hiện việc chuyển tiền bằng phương thức bằng điện hay bằng thư. Trong trường hợp người ra lệnh chuyển tiền yêu cầu sửa đổi thì phải có yêu cầu bằng văn bản.
Sau khi thực hiện các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng bộ phận nghiệp vụ kiểm tra và ký duyệt. Điện chuyển tiền phải được Tổng giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký duyệt mới có giá trị. Khi điện chuyển tiền đã được duyệt, thanh toán viên in ra 1 bản chuyển khách hàng, 1 bản lưu hồ sơ chuyển tiền. Các chứng từ phải được tách chuyển phòng kế toán, 1 bản lưu hồ sơ chuyển tiền cùng các chứng từ liên quan.
Đối với lệnh chuyển tiền trước khi nhận hàng, thanh toán viên phải theo dõi, đôn đốc khách hàng xuất trình tờ khai hải quan và chứng từ giao hàng để đóng dấu xác nhận đã chuyển tiền khi khách hàng đã nhận hàng. Lưu 1 bộ tờ khai và chứng từ giao hàng vào bộ hồ sơ chuyển tiền.
• Chuyển tiền đến
- Thứ nhất:
Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ ngân hàng nước ngoài chuyển đến, thanh toán viên phải kiểm tra:
- Xác nhận mã khóa đúng. - Tên người gửi tiền.
- Tên, địa chỉ đầy đủ, số chứng minh thư, số tài khoản của người hưởng lợi.
- Tên ngân hàng người hưởng. - Số tiền, loại tiền, ngày giá trị. - Nội dung thanh toán.
- Thứ hai:
Đối với những điện không đầy đủ các yếu tố trên thì thanh toán viên phải tra soát ngay với ngân hàng chuyển tiền.
- Thứ ba:
Khi nhận được yêu cầu sửa đổi hoặc hủy bỏ lệnh chuyển tiền của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra lại hồ sơ chuyển tiền, đồng thời phải thông báo ngay cho người hưởng biết và yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản. Sau khi nhận được văn bản của khách hàng, thanh toán viên trả lời ngân hàng nước ngoài và thu phí theo biểu phí hiện hành. Sau đó thông báo với kế toán và thanh toán viên chi nhánh (nếu có trường hợp này) khoản tiền về của khách hàng để hạch toán đối ứng, tính phí và trả tiền cho khách hàng theo chỉ dẫn.
Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Bảng 04: Doanh số hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị:1000 USD
Năm
Chuyển tiền đi Chuyển tiền về Số tiền Số món Số tiền Số món 2003 5,305 199 4,128 115 2004 53,424 956 24,521 706 2005 97,330 1035 31,617 731 2006 302,623 1035 65,416 916 2007 153,595 1064 124,461 1175
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch.
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh số hoạt động chuyển tiền giai đoạn 2003-2007
Chuyển tiền đi Chuyển tiền về
Qua biểu đồ ta thấy doanh số hoạt động chuyển tiền có biến động rất lớn trong các năm từ 2003 đến 2007. Cụ thể, về số món, năm 2003 chuyển tiền đi chỉ có 199 món, chuyển tiền về có 115 món, đến 2006, số món chuyển tiền đi là 1035 và chuyển tiền về là 916 món. Và đến cuối 2007, số món tiền chuyển đi là 1064 và số món tiền chuyển về là 1175. Về số tiền, năm 2003 mới chỉ đạt được 5,305 nghìn USD tiền chuyển về và 4,128 nghìn USD tiền chuyển đi. Đến năm 2006, có sự tăng lên đột biến của số tiền chuyển đi lên đến 302,623 nghìn USD và số tiền chuyển về cũng tăng đáng kể lên 65,416 nghìn USD. Sang 2007, có vẻ như số tiền chuyển đi và về đã cân bằng trở lại khi chuyển tiền về là 124,461nghìn USD và chuyển tiền đi là 153,595 nghìn USD. Đây là những con số rất lớn so với các năm trước đó.
Như vậy, ta có thể thấy sự phân biệt ra làm 2 giai đoạn trong hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn từ 2003 đến 2005, doanh số ít, năm sau tăng đều so với năm trước và giai đoạn 2006 – 2007, doanh số tăng nhanh, biến động lớn. Trong khi doanh số hoạt động chuyển tiền về năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006 thì doanh số hoạt động chuyển tiền đi lại giảm đi đáng kể. Điều này có thể lý giải một phần bởi chính sách kinh tế đối ngoại và thị trường nước ta trong các giai đoạn này. Năm 2006 chính là cột mốc quan trọng để Việt Nam
chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, do đó, Chính phủ đã có những biện pháp cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, gỡ bỏ bảo hộ mậu dịch, rào cản thương mại, mở cửa nền kinh tế để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế và tiềm lực của mình sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước. Điều này sẽ dẫn tới việc hàng hóa nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam, dẫn tới tình trạng nhập siêu như đã nói ở trên. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao, ngành sản xuất Việt Nam chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng thấp…
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu thu
Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật
o Nhờ thu hàng nhập khẩu:
+ Hình thức nhờ thu D/P:
Khi khách hàng đồng ý trả tiền, thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc nhận nợ (nếu bằng vốn vay), đồng thời tiến hành trả tiền cho ngân hàng nhờ thu theo chỉ thị, và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Duyệt hợp đồng ngoại hối (trong trường hợp có nhu cầu mua ngoại tệ của Habubank để thanh toán).
- Hạch toán theo quy trình của ngân hàng. - Lập điện thanh toán cho ngân hàng nhờ thu.
- Sau khi hoàn thành các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện thanh toán D/P cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng bộ phận nghiệp vụ kiểm tra ký duyệt. Điện thanh toán D/P phải được trưởng phòng/ trưởng bộ phận thanh toán ký duyệt mới có giá trị. Khi điện thanh toán được duyệt, thanh toán viên lưu điện thanh toán vào hồ sơ D/P.
+ Hình thức nhờ thu D/A:
Nếu khách hàng đồng ý chấp nhận trả tiền khi đến hạn, thanh toán viên yêu cầu khách hàng chấp nhận bằng văn bản hoặc ký chấp nhận hối phiếu sau đó gửi thông báo chấp nhận trả tiền cho ngân hàng nhờ thu.
- Khi đến hạn thanh toán tiến hành trả tiền theo yêu cầu nhờ thu của ngân hàng nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc nhận nợ (nếu đi vay).
- Duyệt hợp đồng ngoại hối (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ của ngân hàng).
- Hạch toán theo quy trình của ngân hàng. - Lập điện thanh toán cho ngân hàng nhờ thu.
- Sau khi hoàn thành các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện thanh toán D/P cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng nghiệp vụ kiểm tra và ký duyệt. Khi điện thanh toán được duyệt, thanh toán viên lưu điện thanh toán vào hồ sơ D/A.
- Các chứng từ phải được tách chuyển phòng kế toán, 1 bản lưu hồ sơ cùng các chứng từ liên quan khác.
Nếu khách hàng từ chối thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ D/A hay D/P thì thanh toán viên phải thông báo ngay cho ngân hàng nhờ thu biết.
o Nhờ thu hàng xuất khẩu:
- Thứ nhất: khi nhận được giấy yêu cầu kèm hợp đồng ngoại thương và chứng từ giao hàng của khách hàng đề nghị thanh toán theo hình thức nhờ thu, thanh toán viên phải kiểm tra số lượng, loại chứng từ và ghi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận.
- Thứ hai: trên giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu của khách hàng, thanh
toán viên phải yêu cầu khách hàng ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu.
- Thứ ba: thanh toán viên chỉ phải kiểm tra số lượng, loại chứng từ kê trên
theo thư yêu cầu của khách hàng, thanh toán viên không có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ.
- Thứ tư: căn cứ vào thư yêu cầu nhờ thu của khách hàng, thanh toán viên lập thư yêu cầu nhờ thu kèm chứng từ gửi ngân hàng thu hộ. Thư yêu cầu phải ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu và thu phí.
- Thứ năm: trong trường hợp trên thư yêu cầu của khách hàng không ghi địa chỉ của ngân hàng thu hộ, Sở giao dịch sẽ chọn 1 ngân hàng thích hợp mà không chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó.
- Thứ sáu: sau khi gửi chứng từ, thanh toán viên phải lập hồ sơ theo dõi
nhờ thu. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu thanh toán ngay số tiền của chứng từ nhờ thu, Sở giao dịch có thể xem xét giải quyết khi có các điều kiện sau:
- Ngân hàng thu hộ phải là ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế.
- Khách hàng mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại Agribank.
- Thị trường quen thuộc.
- Khách hàng cam kết trả tiền hàng nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ.
Thanh toán viên cùng cán bộ tín dụng lập tờ trình có xác nhận của trưởng/