Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 74 - 85)

dụng chứng từ

o Đối với thanh toán hàng nhập khẩu

Mở, ký quỹ và điều chỉnh L/C

Sau khi làm các thủ tục với khách hàng, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, lựa chọn phương thức mở L/C phải tiến hành soạn điện/ thư, nhập dữ liệu vào hệ thống mà ngân hàng quy định đồng thời hạch toán, tính và thu phí mở L/C theo quy trình hạch toán của ngân hàng. Sau khi xử lý các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản điện tử cùng với các phiếu hạch toán chuyển trưởng/ phó phòng nghiệp vụ kiểm tra và ký duyệt. Sau đó chuyển điện qua hệ thống Swift đi điện ra nước ngoài.

Về việc tu chỉnh/ hủy L/C:

Sau khi làm các thủ tục với khách hàng, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, thanh toán viên lập điện tu chỉnh L/C theo mẫu quy định. Bản điều chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành L/C và hủy bỏ những nội dung cũ có liên quan; nhập dữ liệu vào hệ thống đã quy định đồng thời hạch toán, tính và thu phí tu chỉnh L/C. Sau khi xử lí các bước trên, thanh toán viên in ra 1 bản kiểm tra và ký duyệt/ Bản sửa/ hủy L/C phải được tổng giám đốc hoặc người ủy quyền ký duyệt mới có giá trị. Khi điện/ sửa hủy L/C được duyệt, thanh toán viên in ra L/C làm 2 bản (1 bản giao cho khách hàng, 1 bản lưu hồ sơ L/C). Sau đó chuyển điện qua hệ thống Swift đi điện ra nước ngoài. Các chứng từu phải được tách chuyển phòng kế toán, 1 bản lưu hồ sơ cùng chứng từ khác có liêu quan.

Về việc tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và trả tiền:

Khi nhận toàn bộ chứng từ giao hàng của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra chứng từ trước khi giao cho khách hàng.

- Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện: thanh toán viên thực hiện việc chi trả theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền vào ngày yêu cầu.

- Trường hợp L/C quy định đòi tiền bằng chứng từ: khi nhận được chứng từ nước ngoài gửi đến, thanh toán viên phải ghi lại số vận đơn của hãng giao nhận chứng từ, kiểm tra chữ ký ủy quyền của ngân hàng đại lý. Sau đó viết giấy thông báo chứng từ đúng gửi khách hàng. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày

thông báo, thanh toán viên yêu cầu khách hàng ký chấp nhận hối phiếu. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày thông báo, thanh toán viên yêu cầu khách hàng nộp tiền thanh toán hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng phát nợ vay cho khách hàng, sau đó ký hậu vào mặt sau vận đơn, trả chứng từ cho khách hàng có ký nhận và lập điện theo quy định thanh toán tiền cho ngân hàng gửi chứng từ.

o Đối với thanh toán hàng xuất khẩu

Phải kiểm tra mã khóa, mẫu chứ ký trước khi giao L/C cho khách hàng. Trong trường hợp từ chối thông báo L/C, thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng mở biết.

Về việc tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền

Khi nhận được yêu cầu gửi chứng từ L/C xuất kèm bộ chứng từ do khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh liên quan nếu có, thanh toán viên phải kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận.

Sau đó lập hồ sơ theo dõi.

Nếu chứng từ phù hợp thì sẽ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C: - Đòi tiền bằng thư.

- Đòi tiền bằng điện.

Khi nhận điện hoặc thư báo có, thanh toán viên phải xác nhận mã khóa hoặc chữ ký ủy quyền của ngân hàng nước ngoài (nếu có), sau đó hạch toán báo có và thu phí theo biểu phí hiện hành của Agribank.

Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Cùng với hoạt động chuyển tiền thì hoạt động tín dụng chứng từ là một trong những hoạt động chính, mang lại thu nhập cao cho Sở giao dịch nói riêng cũng như toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp nói chung. Thể hiện qua các số liệu sau:

Bảng 06: Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2003 – 2007

Đơn vị: 1000 USD

L/C Nhập khẩu L/C Xuất khẩu

Năm Số tiền Số món Số tiền Số món

2003 13,129 51

2004 65,679 384

2005 49,660 303 1,180 18

2006 89,860 251 1,289 8

2007 217,624 380 15,019 20

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch.

13,129 65,679 49,660 89,860 217,624 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2003 2004 2005 2006 2007 L/C nhập khẩu 1000 USD

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: doanh số chủ yếu từ phương thức thanh toán L/C là L/C nhập, chiếm trên 95% doanh số mỗi năm, doanh số từ L/C xuất chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Hơn nữa, trong năm 2007, có sự tăng trưởng mạnh về số lượng và tổng giá trị thanh toán tín dụng, tăng 155.2% so với năm 2006 (gấp hơn 2,5 lần), đạt 232 643 nghìn USD.

Các doanh nghiệp tham gia thanh toán bằng hình thức L/C chủ yếu là các doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên, các khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và uy tín đối với ngân hàng. Tuy nhiên năm vừa qua, Sở giao

dịch cũng đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia thanh toán quốc tế với mình, thể hiện ở số món giao dịch tăng nhanh. Ngân hàng đã tăng cường uy tín chất lượng dịch vụ cũng như khả năng cung cấp tín dụng xuất nhập khảu được nâng cao, đồng thời áp dụng các mức phí ưu đãi hoặc giảm tỷ lệ ký quỹ cho khách hàng đã có quan hệ lâu nắm, thường xuyên với ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng cố gắng giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, cũng như tư vấn cho các khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế để nhằm đem lại lợi ích cho khách hàng là cao nhất. Các mặt hàng chủ yếu là hàng điện tử, nông sản, dệt may, phụ tùng máy móc,… Tuy nhiên các mặt hàng tham gia thanh toán L/C xuất còn ít phong phú và đa dạng vì Sở giao dịch chưa có nhiều khách hàng tham gia thanh toán xuất khẩu hàng hóa, qua đó ta cũng thấy được tình hình chung của các doanh nghiệp, chủ yếu là nhập siêu. Vì vậy, hệ thống Agribank nói chung cũng như Sở giao dịch nói riêng cần tích cực tài trợ cho hoạt động thanh toán xuất khẩu nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, bởi việc nhập siêu nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngoại tệ.

Nhìn chung, trong 2 năm gần đây là 2006 và 2007 thì hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã có nhiều kêt quả khả quan, có những bước phát triển vượt bậc.

2.2.3 Đánh giá thực trạng

2.2.3.1 Thành tựu đạt được

Với sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu chung của toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng, Sở giao dịch đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình, mặc dù ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhưng dưới sự quản lý điều hành của ban giám đốc cũng như sự phấn đấu của cán bộ nhân viên trong những năm qua, ngân hàng đã đạt được những kết quả:

Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế luôn tăng. Năm 2003, thu nhập đạt 45,989 triệu VNĐ và đến năm 2007 là 73,256 triệu VNĐ (nguồn Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam), chiếm khoảng 23% tổng thu dịch

vụ. Thu nhập chủ yếu là từ các khoản tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp và các khoản phí thu được từ thanh toán. Hơn nữa, chi phí từ hoạt động thanh toán quốc tế cũng được giảm thiểu đáng kể do hiện đại hóa công nghệ thanh toán và trình độ của các thanh toán viên cũng được nâng cao, đồng thời cũng được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo.

- Hoạt động thanh toán quốc tế đã ngày càng đa dạng hơn các phương thức sử dụng

Cho đến nay, Sở giao dịch đã sử dụng được hầu hết các phương thức thanh toán phổ biến trên thế giới, từ phương thức chuyển tiền, nhờ thu cho đến phương thức phức tạp như L/C giáp lương, L/C dự phòng, L/C không hủy ngang có xác nhận. Các phương thức này đã được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, Sở giao dịch cũng đã triển khai áp dụng phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán… Một số mạng thanh toán quốc tế được áp dụng như SWIFT, TELEX, … Từ đó cho thấy hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp nói chung và Sở giao dịch nói riêng đã và đang từng bước hòa nhập và thích hứng với hoạt động thanh toán quốc tế với các ngân hàng trên toàn cầu.

- Hoạt động thanh toán quốc tế đã góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu phát triển.

Các khách hàng quan hệ với Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam thường là các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu với nguồn vốn lớn, do đó, Sở giao dịch đang tích cực mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thanh toán với ngân hàng như: áp dụng biểu phí ưu đãi, chiết khấu hối phiếu, cho vay bằng nhiều hình thức…

Sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển và ngược lại vì hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vừa đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

- Hệ thống khách hàng ngày càng được củng cố và mở rộng

Qua nhiều năm hoạt động, Sở giao dịch đã có một khối lượng khách hàng có quan hệ thường xuyên và lâu dài. Ngân hàng không những giữ vững, củng cố lượng khách hàng mà còn mở rộng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài. Điều này đã khẳng định uy tín cũng như vị thế của ngân hàng trong nước cũng như trên trường quốc tế.

- Trang thiết bị công nghệ ngày càng được hiện đại hóa hơn

Agribank được trang bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ tin học khá tiên tiến như quy trình hạch toán vào hệ thống SWIFT. Điều này là vô cùng cần thiết trong thời đại thông tin như ngày nay, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng thì cơ sở vật chất hiện đại nói chung là công nghệ thông tin nói riêng là một lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

- Trình độ cán bộ thanh toán quốc tế ngày càng được nâng cao

Không thể không nhắc đến yếu tố con người vì đây là một trong những nguồn nhân lực quan trọng giúp cho ngân hàng thành công. Hiện nay, 100% các thanh toán viên của phòng thanh toán quốc tế đều có trình độ đại học trở lên. Hơn nữa, hàng năm ngân hàng cũng tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các thanh toán viên, đồng thời cũng để chia sẻ kinh nghiệm và trau dồi về nghiệp vụ. Đây cũng là một lợi thế giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, an toàn, đồng thời đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu đạt được của hoạt động thanh toán quốc tế.

2.2.3.2 Khó khăn, hạn chế

- Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế còn nhỏ hẹp, biểu hiện:

Mặc dù số món thanh gia thanh toán tăng, nhưng số tiền tham gia thanh toán trên từng món còn nhỏ, quy mô huy động nguồn vốn ngoại tệ còn bé,

nguồn vốn ngoại tệ chỉ từ 25 đến 40% nguồn vốn nội tệ. Điều này chưa tương xứng với tiềm lực của ngân hàng. Điều này đã thể hiện ở chỗ: như thanh toán L/C qua ngân hàng mới chỉ là thanh toán hàng nhập là chủ yếu, thanh toán hàng xuất khẩu còn hạn chế. Tỷ trọng doanh thu của phương thức nhờ thu còn thấp.

- Tăng trưởng giữa các phương thức không đồng đều:

Các khách hàng tham gia thanh toán chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền và tín dụng chứng từ. Phương thức nhờ thu còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong hình thức tín dụng chứng tự thì chủ yếu là thanh toán L/C nhập, thanh toán L/C xuất còn ít, doanh số tham gia qua phương thức tín dụng chứng từ cũng chiếm đa số. Với phương thức chuyển tiền cũng vậy, chủ yếu là chuyển tiền đi, chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng nhỏ. Các khách hàng của Sở giao dịch chủ yếu là các nhà nhập khẩu, vì vậy, các nhà xuất khẩu thường yêu cầu mở thư tín dụng để đảm bảo an toàn cho họ do tính ưu việt của hoạt động thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ.

2.2.3.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Chính sách khách hàng chưa được đẩy mạnh. Sở giao dịch Ngân hàng

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam hiện tại chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu, các khách hàng của Sở giao dịch chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu. Hơn nữa, số khách hàng tham gia xuất khẩu hàng hóa không thường xuyên và số tiền thanh toán từng món cũng thấp. Các hoạt động tiếp thị dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới và các dịch vụ hộ trợ hoạt động thanh toán quốc tế vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Công nghệ thanh toán hoàn toàn phù hợp với tiềm năng của ngân hàng.

Việc sử dụng mạng thanh toán SWIFT đã khắc phục được một số nhược điểm của chương trình thanh toán quốc tế cũ. Tuy nhiên, đến nay một số chức năng của chương trình chưa được hoàn thiện. Về phương tiện và điều kiện kỹ thuật, hệ thống thanh toán quốc tế và thanh toán ngoại tệ của Agribank đưa vào thực hiện trên máy vi tính nhưng phần mềm còn chưa hoàn chỉnh, thanh toán nội

bộ và mức tự động hóa còn chưa cao, còn thiếu nhiều thông tin trong mạng. Thanh toán quốc tế vẫn còn đang áp dụng một số phương pháp thủ công, chương trình còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, mức tự động chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của hệ thống thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế trong nội bộ hệ thống Agribank. Vì vậy việc truyền tin còn chậm trễ, làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

Chưa khai thác hết các nhu cầu của khách hàng và tiềm năng của ngân hàng. Sở giao dịch còn chưa phát triển hết được hệ thống bán lẻ, chưa tận

dụng hết mạng lưới của mình với đầy đủ các dịch vụ như: thu mua ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh… Các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa đa dạng do đó chưa khai thác hết được nhu cầu của khách hàng.

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu chưa được chú trọng phát triển. Hoạt

động tín dụng xuất nhập khẩu chính là yếu tố then chốt để cạnh tranh. Hệ thống Agribank cũng như Sở giao dịch chưa có sự ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như là chưa có sự ưu tiên lãi suất cho vay xuất nhập khẩu. Ngân hàng chưa đẩy mạnh các hoạt động tín dụng mang tính hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để mở rộng sản xuất. Nhiều hợp đồng ngân hàng phải liên kết quan hệ với ngân hàng thương mại khác, vừa

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w