HOẠT ĐỘNG ĐTT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐTT TẠI NHCTVN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 45)

TẠI NHCTVN.

TẠI NHCTVN.

Tại Việt Nam, quá trình CNH- HĐH đang được đẩy mạnhvới những dự án lớn đầu tư vào các ngành trọng điểm như điện, bưu chính viễn thông, dầu khí, vật liệu xây dựng… Các dự án này thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng tài trợ của bất kỳ một tổ chức tín dụng. Vì thế xu hướng phát triển tín dụng hiện nay tại các ngân hàng thương mại đang hướng mạnh vào phát triển hoạt động ĐTT.

Hiện nay hoạt động ĐTT tại Việt Nam không còn mang tính chất tự phát mà được hướng dẫn bởi các văn bản pháp luật. Khởi đầu là Quy chế về tổ chức hoạt động ĐTT ban hành kèm theo Quyết định 154 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 29/04/1998. Quy chế này đã thể hiện về mặt pháp lý của loại hình đầu tư vốn ĐTT của các tổ chức tín dụng rút ngắn con đường tìm đến nhau của các ngân hàng thành viên và tạo điều kliện thuận lợi cho ngân hàng đầu mối. Cùng với quá trình hoàn thiện của hệ thống luật pháp nói chung, hoạt động ĐTT đòi hỏi những thay đổi về mặt pháp lý cho phù hợp với những phát sinh trong thực tiễn. Do vậy ngày 03/04/2002 Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quy chế ĐTT mới (kèm theo quyết định 286/2002/QĐ-NHNN) của các tổ chức tín dụng. Quy chế này đã có những thay đổi tích cực so với quy chế cũ như:

- Mục đích của hoạt động ĐTT được mở rộng hơn bao gồm cả trường hợp ĐTT do yêu cầu của bên nhận tài trợ, thể hiện tính thông thoáng hơn. Chủ đầu tư có thể tự do lựa chọn cho mình nguồn vốn đầu tư phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 45)