Cần lựa chọn được những phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợp với đặc điểm từng dự án và tạo tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 98 - 99)

- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án còn mang tính hình thức.

3.2.1.4Cần lựa chọn được những phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợp với đặc điểm từng dự án và tạo tính

Nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện Pleikrông là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên

3.2.1.4Cần lựa chọn được những phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án phù hợp với đặc điểm từng dự án và tạo tính

hiệu quả tài chính dự án phù hợp với đặc điểm từng dự án và tạo tính tương đồng trong các ngân hàng tham gia ĐTT dự án.

Nếu tất cả các số liệu trên được xác định một cách chính xác nhưng không có phương pháp đánh giá khoa học, hợp lý thì cũng không đảm bảo công việc thẩm định tài chính có thể đưa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án ĐTT thì cần phải giải quyết một trong những vướng mắc lớn nhất đó là tìm được tiếng nói chung giữa các ngân hàng tham gia tài trợ cho dự án. Mỗi ngân hàng theo đuổi mục tiêu riêng nhưng tựu chung lại vẫn là làm sao để đồng vốn cho vay an toàn và hiệu quả cao do đó cần có quan điểm thống nhất trong thẩm định dự án. Thống nhất không có nghĩa là áp đặt một cách thức cụ thể theo chủ quan của ngân hàng đầu mối mà thống nhất trên nguyên tắc tự nguyện, dung hoà giữa lợi ích của ngân hàng mình với lợi ích của các thành viên khác. Cụ thể: Các ngân hàng cần có những thoả thuận rõ ràng hợp lý về việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp theo từng dự án trước khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tránh tình trạng mỗi ngân hàng tuỳ theo ý chí chủ quan của mình lựa chọn một kiểu tỷ lệ chiết khấu gây nên tình trạng lộn xộn bất đồng quan điểm.

Ngoài thoả thuận để lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu phù hợp chung, các ngân hàng tham gia còn phải xác định các phương pháp thẩm định và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính phù hợp áp dụng chung cho quá trình thẩm định tài chính dự án ĐTT. Hiện nay, các phương pháp thẩm định tài chính dự án ĐTT hầu như mới chỉ dừng lại ở các phương pháp giản đơn như tính khấu hao cơ bản theo phương pháp đường thẳng, xây dựng lịch trả nợ đều qua các năm, phân tích rủi ro theo phương pháp độ nhạy hay phân tích kịch bản theo một vài phương án điển hình… Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian trả nợ… Với sự phát triển của khoa học công

nghệ, nhất là sự tăng tốc mạnh mẽ trong công nghệ ngân hàng thì các phương pháp và chỉ tiêu đơn giản như vậy không còn phù hợp nữa mà cần phải áp dụng rộng rãi hơn nữa các phương pháp tiên tiến hơn như tính khấu hao theo phương pháp sản lượng hoặc khấu hao theo thời gian, cân đối trả nợ theo tỷ lệ hợp lý hoặc theo cân đối các nguồn từ dự án, phân tích rủi ro dự án theo phương pháp mo phỏng… Việc tính các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian trả nợ… là chưa đủ, bên cạnh đó còn cần tính đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR), tỷ lệ lợi ích – chi phí (B/C), chỉ số doanh lợi (PI)…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 98 - 99)