Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 96 - 98)

- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án còn mang tính hình thức.

3.2.1.3Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án.

Nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện Pleikrông là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên

3.2.1.3Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án.

dòng tiền của dự án.

Đây là khâu khó nhất vì có rất nhiều yếu tố phải dự đoán như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền của dự án. Những yếu tố này không phải chỉ được dự đoán trong thời gian gần mà là cho suốt cả đời dự án. Thế nhưng đây lại chính là những căn cứ để tính toán tính hiệu quả của dự án nên đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Ngân hàng cần phải đứng trên quan điểm xem xét dự án trong cả đời dự án, khi đó việc kết luận về hiệu quả dự án mới có ý nghĩa. Tất nhiên nếu thời hạn cho vay ngắn hơn đời dự án thì Ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới dự án trong thời hạn cho vay, nhưng việc nhìn nhận tổng thể về toàn bộ dự án vẫn là điều cần thiết.

Để xác định chính xác doanh thu, ba yếu tố quan trọng phải dự đoán là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Muốn dự đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kỹ thuật phải chính xác. Ngân hàng cần xem xét mức độ

phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về mức độ hiện đại, số lượng, chủng loại, danh mục, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... từ đó đánh giá công suất thực hiện của dự án. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, vì vậy với những dự án phức tạp Ngân hàng có thể thuê chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực để đưa ra nhận xét chính xác.

Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định thị trường lại phải chính xác. Ngân hàng có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội và những rủi ro của doanh nghiệp, của sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị trường, đồng thời áp dụng các mô hình thống kê, kinh tế lượng để xác định mức tiêu thụ và giá bán. Trong phần này, Ngân hàng cũng nên tham khảo những dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thị trường. Giá bán sản phẩm cần được dự tính trong mối quan hệ cung cầu cả đời dự án, phải xét đến các yếu tố trượt giá và lạm phát chứ không thể tính cố định trong cả đời dự án.

Ngoài ra cũng cần tính đến doanh thu từ các sản phẩm phụ, khoản thu hồi từ vốn lưu động và giá trị thanh lý tài sản cố định để xác định chính xác dòng tiền vào của dự án.

Việc xác định thuế cũng cần tính chi tiết hơn. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay cho thuế lợi tức có một điểm thường hay bị các ngân hàng bỏ qua đó là theo quy định thì khoản lợi nhuận trước thuế âm của năm trước được khấu trừ vào lợi nhuận trước thuế của năm sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngân hàng cần tránh sai phạm này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 96 - 98)