MỘT SỐ ĐIỀU CƠ BẢN MÀ DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM KHI XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Thị trường Mỹ .doc (Trang 27 - 31)

KHẨU HÀNG THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

3.1 Luật lệ Hải quan.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải nghiên cứu và làm quen với thông lệ nhập hàng hoá của Mỹ, bởi vì khi các doanh nghiệp Việt Nam đã quen thuộc với luật lệ Hải quan Mỹ thì hàng hoá của họ sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà nhập khẩu Mỹ nhiều hơn.

Những vấn đề mà nhà nhập khẩu Mỹ hy vọng nhà xuất khẩu Việt Nam làm là quy trình cơ bản nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ và những điều cần ghi trên hoá đơn thương mại mà nhà sản xuất Việt Nam cung cấp cho người mua ở Mỹ. Đánh dấu xuất xứ hàng hoá, phân loại Hải quan, lưu giữ hồ sơ, đánh giá, điều kiện nhập khẩu

đặc biệt. Ngoài ra, cũng cần quan tâm tới vấn đề xử phạt Hải quan, nhãn hiệu hàng hoá, đóng gói và kiểm hoá cùng giấy tờ nhập khẩu.

Cách đóng gói hàng xuất khẩu của các công ty Việt Nam là phải làm sao cho hải quan Mỹ dễ dàng kiểm tra, cân đo và giải phóng hàng ngay. Nên đóng gói hàng ngăn nắp, đánh dấu và ghi số chính xác trên mỗi kiện hàng. Liệt kê những nội dung các kiện hàng trên hoá đơn, đánh dấu và số hóa đơn tương ứng với những kiện hàng. Đóng gói và lập hoá đơn sao cho kiểm tra càng nhanh càng tốt.

Về vấn đề kiểm hoá, Hải quan sẽ kiểm tra xác suất hàng hoá. Nếu Hải quan phát hiện có vấn đề, họ sẽ giữ hàng và tịch thu ngay số hàng đó, trong những lần xuất sau, hàng hoá của doanh nghiệp đó sẽ bị kiểm tra toàn bộ.

Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến cách tính thuế dựa trên Danh bạ thuế quan thống nhất của Mỹ (HTS ) và Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP ) cũng như cách tính phí thủ tục Hải quan của Mỹ.

3.2 Quy định về xuất xứ.

Luật hải quan Mỹ quy định, trừ khi được miễn trừ cụ thể, mỗi mặt hàng do nước ngoài sản xuất phải được ghi ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xoá, và thường xuyên theo nội dung của hàng hoá cho phép, cùng với tên tiếng Anh của nước xuất xứ để cho người mua cuối cùng ở Mỹ biết tên của nước xuất xứ, nơi hàng hoá được sản xuất hoặc chế tạo. Nếu hàng hoá (hoặc container chứa hàng hoá đó) không được ghi ký mã hiệu hợp thức, thì sẽ phải chịu một mức thuế tương đương 10% trị giá hải quan của hàng hoá đó, trừ khi hàng hoá được tái xuất, tiêu huỷ, hoặc ghi ký mã hiệu phù hợp dưới sự giám sát của hải quan trước khi có thông báo thuế khoản.

Mặt khác, nếu các sản phẩm của nước ngoài ghi tên hoặc ký mã hiệu bị cấm theo quy định của Luật về thương mại hoặc được cố ý gán để làm người tiêu dùng tin rằng hàng hoá đó được sản xuất ở Mỹ, hoặc ở bất kỳ nước nào hoặc địa điểm nào ngoài nước Mỹ nhưng thực tế lại không phải là nơi hàng hoá đó được sản xuất ra, sẽ không được nhập khẩu qua bất kỳ trạm hải quan nào ở Mỹ và thậm chí có thể sẽ bị giữ hoặc tịch thu.

3.3 Quy định về vệ sinh dịch tễ.

Từ ngày 18/12/1997, việc áp dụng HACCP ( Hazard Analysis Critical Control Point- Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) để kiểm soát an toàn thực phẩm trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản tại Mỹ và các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Mỹ. Chính vì vậy, nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ thì không còn cách nào khác là phải ứng dụng hệ thống HACCP trong sản xuất hoặc thuyết phục các nhà nhập khẩu Mỹ ( bằng chứng chỉ hoặc báo kiểm tra) rằng mình đã đi theo đúng các nguyên tắc của hệ thống phòng ngừa các nguy cơ này.

Doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, kho tàng, dây chuyền sản xuất, môi trường sản xuất, máy móc thiết bị và cả con người theo các quy chuẩn cơ bản của GMP ( Quy phạm sản xuất tiêu chuẩn- Good Manufacturing Procedure) và của SSOP (Quy phạm vệ sinh- Sanitation Standard Operating Procedure).

Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, Mỹ thường gắn chính trị với nhập khẩu thuỷ sản. Biện pháp Mỹ thường dùng là cấm vận triệt để, bao vây kinh tế đối với các nước mà Mỹ không cho là bạn. Mỹ thường đưa ra vấn đề chống bán phá giá vào chính sách nhập khẩu thuỷ sản và thị trường Mỹ đòi hỏi chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.

3.4. Một số điều lưu ý về cung cách của người Mỹ khi tiến hành đàm phán.

 Người Mỹ không ưa sự chậm trễ. Họ thường có thói quen giải quyết các hợp đồng làm ăn một cách rất nhanh chóng.

 Khi làm ăn với các đối tác Mỹ, các doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược tiếp thị của mình một cách tỉ mỉ.

 Các doanh nhân Mỹ rất quan tâm là vấn đề xã hội và các vấn đề như điều kiện an ninh môi trường.

 Đối với người Mỹ trước tiên là doanh nhân, sau đó mới là bạn.

 Khi tiến hành làm ăn, người Mỹ thường đòi hỏi những hợp đồng chính xác bằng văn bản.

I. II. II. III. IV. V. VI. VII. VIII. IX. X. XI. XII. XIII. XIV. XV.

XVI. CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Thị trường Mỹ .doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w