Những nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Thị trường Mỹ .doc (Trang 62 - 64)

XVIII. VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN QUA

3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.

3.3.2 Những nguyên nhân chủ quan.

- Những sản phẩm thuỷ sản của ta đưa vào thị trường Mỹ chủ yếu là hàng sơ chế xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến, hiệu quả thấp và giá cả thấp, bấp bênh, trị giá xuất khẩu không ổn định.

- Tính cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của ta còn thấp trên cả hai khía cạnh: giá cả và chất lượng.

- Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất bảo quản và chế biến còn nhiều hạn chế, tuy có được cải tiến nhưng vẫn còn thấp hơn so với các nước có hàng thuỷ sản đưa vào Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia,…

- Khả năng cung cấp chưa lớn lắm, sản phẩm chưa đa dạng về hình thức thương hiệu và chủng loại cũng không phong phú của các sản phẩm qua chế biến. Các kênh phân phối đối với hàng thuỷ sản Vệt Nam chưa nhiều và không đồng bộ. - Mỹ có những quy định khắt khe chẳng những đối với chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn có các quy định bảo vệ môi trường sinh thái, đây cũng được coi là các rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

- Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống nuôi trồng đánh bắt…còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô. Mặt khác nắm bắt thông tin ở thị trường Mỹ còn ít, các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu để tiếp cận kịp thời với thị trường này. Việc tìm kiếm các giải pháp khoa học mang tính thực tiễn để xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ để đạt được mục tiêu của Bộ thuỷ sản: 850 triệu USD chiếm 31,5% thị phần xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra thị trường thế giới vào năm 2005 có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.

- Những giới hạn về nguồn lợi và năng lực quản lý trong điều kiện của kinh tế thị trường: Một bộ phận của nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang bị khai thác cạn kiệt, khả năng tái tạo nguồn lợi thấp, năng suất đánh bắt giảm trong khi chúng ta chưa đủ năng lực làm chủ vùng biển xa bờ. Nghề nuôi tôm và nuôi cá đang phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh mà chưa có biện pháp phòng ngừa. Hiệu quả đầu tư cho sản xuất khai thác, nuôi trồng và chế biến ngày một thấp dần, khiến lợi thế trong đầu tư của ngành ngày một ít hấp dẫn hơn. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản do việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp…

- Sự thiếu hụt ngày càng gay gắt nguồn nhân lực được đào tạo, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ sản cả ở trung ương và địa phương chuyển đổi chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh, yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Sự phát triển nhanh của lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản kéo theo sự thiếu hụt cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân lành nghề. Hàng chục vạn nông dân ở các vùng từ nông nghiệp sang nuôi tôm đang hết sức bỡ ngỡ với nghề mới. Đội ngũ ngư dân trên các con tàu đánh bắt xa bờ chưa được đào tạo và huấn luyện để có thể tiến ra khai thác có hiệu quả các ngư trường xa bờ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng chưa được đổi mới tương xứng…

Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình để hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu công

nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Việt Nam cần lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, một lộ trình thích hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Trong đó, cần đặc biệt chú ý tới chiến lược lựa chọn sản phẩm xuất khẩu trong từng giai đoạn phát triển. Có thể nói trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thuỷ sản được lựa chọn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn là hướng đi đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Chúng ta đã tiếp cận và mở rộng được trên nhiều thị trường trên thế giới như thị trường Nhật Bản, EU, Trung Quốc…Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, những phát sinh và sự bất ổn định của môi trường kinh doanh đang đặt ngành thuỷ sản Việt Nam trước những khó khăn và thách thức mới. Chúng ta chưa thể thoả mãn với những gì đã đạt được, bởi những kết quả đó chưa thực sự đảm bảo cho ngành thuỷ sản Việt Nam tạo lập một vị thế vững chắc và vượt trội hơn so với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế. Trước

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Thị trường Mỹ .doc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w