XVIII. VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN QUA
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
3.3.1 Nguyên nhân khách quan.
- Thị trường Mỹ qúa rộng lớn, hệ thống pháp luật của Mỹ qúa phức tạp. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận với thị trường này cho nên sự hiểu biết về thị trường, cách làm ăn của người Mỹ, kinh nghiệm tiếp cận về nó chưa nhiều…Mặt khác, Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Thị trường Mỹ quá xa với thị trường Việt Nam, do đó chi phí vận tải và bảo hiểm chuyên chở xuất khẩu lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hoá từ
Việt Nam đưa sang thị trường Mỹ tăng lên. Hơn nữa, thời gian vận chuyển dài làm cho hàng thuỷ sản bị giảm chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là một nguyên tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ so với hàng hoá từ các nước Châu Mỹ la tinh.
- Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao. Nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự ta đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu cuả mình, cho nên Chính phủ và các nhà doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập, dành thị phần trên thị trường Mỹ.
- Ta bước vào thị trường Mỹ chậm hơn so với các đối tác, khi mà thị trường đã ổn định về người mua, mối bán, thói quen, sở thích sản phẩm thì đây cũng được coi là thách đố đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
- Mỹ thường gắn chính trị với nhập khẩu thuỷ sản với các biện pháp như cấm vận, đưa vấn đề chống phá giá vào chính sách nhập khẩu thuỷ sản, các rào cản thương mại khác như quy định về vệ sinh thực phẩm…