Tác động đến th−ơng mại Trung Quốc Hoa Kỳ:

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 34 - 37)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

2.2.1.Tác động đến th−ơng mại Trung Quốc Hoa Kỳ:

Quan hệ kinh tế - th−ơng mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không ngừng phát triển từ sau khi hai n−ớc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979. Trung Quốc trở thành một nhà cung cấp quan trọng cho thị tr−ờng Hoa Kỳ những hàng hóa giá rẻ nh− đồ chơi, hàng dệt may, nông sản, quần áo, giày dép, điện dân dụng, đồng thời là n−ớc nhập khẩu lớn các mặt hàng nh− máy bay, phân bón, máy móc thiết bị của Hoa Kỳ.

Sự thay đổi về cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu của Trung Quốc cho thấy Hoa Kỳ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngoại th−ơng Trung Quốc. Theo Niên giám thống kê Trung Quốc, năm 1985, Hoa Kỳ mới chiếm 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đứng sau hàng loạt các n−ớc và vùng lãnh thổ châu á nh− Hồng Kông, Nhật Bản và châu Âu. Tỷ trọng này giảm mạnh trong giai đoạn 1989 - 1992 do những mâu thuẫn về chính trị gây ảnh h−ởng xấu tới quan hệ th−ơng mại hai n−ớc. Do đó năm 1992, Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 1993, những điều chỉnh chính sách kinh tế của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã làm cho quan hệ buôn bán giữa hai n−ớc đ−ợc mở rộng. Đến năm 1995, Hoa Kỳ đã chiếm 16,6% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và trở thành đối tác xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của Trung Quốc sau Hồng Kông và Nhật Bản. Năm 2000, Hoa Kỳ chiếm 20,9% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và v−ơn lên trở thành đối tác quan trọng số một trong xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang thị tr−ờng Hoa Kỳ đạt 52.5 tỷ USD, chiếm 8,2% giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 5 của Hoa Kỳ sau Canada, EU, Nhật Bản và Mêhicô. Tuy nhiên, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc trong năm 2000 chỉ đạt 22,4 tỷ USD, chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ thị tr−ờng Hoa Kỳ các loại hàng công nghiệp, nông sản và khoáng sản. Do đó, có thể nói rằng, quan hệ th−ơng mại giữa hai n−ớc có sự bổ sung cơ cấu lẫn nhau.

Sau khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO, th−ơng mại giữa hai n−ớc tiếp tục tăng tr−ởng với tốc độ cao. Đến năm 2004, Trung Quốc đã v−ợt Mêhicô, trở thành n−ớc đứng thứ hai về xuất khẩu sang thị tr−ờng Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc là đối tác th−ơng mại lớn thứ 4 của Hoa Kỳ. Xuất khẩu hàng dệt của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001- 2004 tăng bình quân 53,66%/năm so với tốc độ tăng tr−ởng bình quân 5,33%/năm của giai đoạn 1999- 2001; xuất khẩu hàng may mặc tăng 26,35%/năm và 2,61%/năm; xuất khẩu hàng nông sản tăng 28,7%/năm và 10,0%/năm trong giai đoạn t−ơng ứng.

Bảng 1.5. Th−ơng mại Trung Quốc – Hoa Kỳ (Tỷ USD)

1999 2000 2001 Bq 1999- 2001 (%) 2002 2003 2004 Bq 2002- 2004 (%) Trung Quốc XK 42,0 52,2 54,4 9,0 70,1 92,6 125,1 21,3 Trung Quốc NK 19,5 22,4 26,2 10,4 27,3 33,9 44,7 17,9 Cán cân TM 22,5 29,8 28,2 42,8 58,7 80,4

Với tốc độ tăng tr−ởng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đạt bình quân 21,3%/năm trong giai đoạn 2002 – 2004 trong khi tăng tr−ởng nhập khẩu chỉ đạt 17,9%, thâm hụt cán cân th−ơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc tiếp tục có xu h−ớng tăng lên. Hàng nhập từ Trung Quốc giá rẻ, chất l−ợng ngày càng tốt hơn nên đ−ợc sử ủng hộ từ phía ng−ời tiêu dùng. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh từ hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ khu vực sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ, đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ nh− dệt may, giày dép. Theo các chuyên gia Hoa Kỳ, do nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc tăng mạnh, khu vực công nghiệp Hoa Kỳ sẽ phải đ−ơng đầu với sức ép cải cách doanh nghiệp mà Hoa Kỳ đã phải thực hiện trong thập kỷ 1980 để đối phó với sự cạnh tranh của Nhật Bản. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những n−ớc có lợi nhất từ xu h−ớng tăng tr−ởng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Trong năm 2004, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ lên tới 9%, tăng gấp đôi so với năm 2002. Trong năm 2004, Trung Quốc chiếm 34,9% tổng kim ngạch xuất khẩu đậu t−ơng; 1/3 kim ngạch xuất khẩu bông; 30% kim ngạch xuất khẩu da và 10% kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ của Hoa Kỳ.

Nh− vậy, quan hệ th−ơng mại hai chiều giữa hai n−ớc cho thấy một số đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Hoa Kỳ phản ánh những lợi thế so sánh của hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Điều này rất phù hợp với chiến l−ợc công nghiệp hóa đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc khiến cho xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang thị tr−ờng Hoa Kỳ tăng mạnh.

Thứ hai, nguyên nhân chính khiến Hoa Kỳ liên tục nhập siêu trong quan hệ th−ơng mại với Trung Quốc là do vẫn tồn tại nhiều hàng rào th−ơng mại từ phía Trung Quốc, hệ thống pháp luật ch−a đồng bộ, thiếu công khai, minh bạch, các công ty Hoa Kỳ ch−a đ−ợc h−ởng quyền tiếp cận thị tr−ờng t−ơng đ−ơng nh− phía Trung Quốc đ−ợc h−ởng khi tiếp cận thị tr−ờng Hoa Kỳ. Nh− vậy, khi Trung Quốc thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, nhập khẩu từ Hoa Kỳ có thể tăng lên.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt th−ơng mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là do chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong những năm qua, Trung Quốc duy trì hối suất cố định của đồng NDT thấp hơn giá trị thật, tạo −u thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Tr−ớc áp lực của Hoa Kỳ và nhiều đối tác th−ơng mại khác, ngày 21/7/2005, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ áp dụng một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và nâng giá đồng NDT lên 2,1%. Mặc dù mức độ điều chỉnh trên quá nhỏ để có thể có những ảnh h−ởng tức thời trong cán cân th−ơng mại, nh−ng đồng NDT lên giá sẽ làm giảm nhất định mức độ nhập khẩu của Hoa Kỳ

từ Trung Quốc và tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào thị tr−ờng này, từ đó giúp cải thiện tình trạng thâm hụt th−ơng mại lớn của Hoa Kỳ.

Thứ t−, cán cân th−ơng mại nhập siêu nghiêng về Hoa Kỳ trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trên toàn thế giới nói chung tăng lên chứng tỏ Trung Quốc đang có nhu cầu cao về các sản phẩm sử dụng nhiều vốn nh−ng lại nhập khẩu từ các thị tr−ờng ngoài Hoa Kỳ, nhất là thị tr−ờng các n−ớc Đông á, trong khi đây cũng là những mặt hàng Hoa Kỳ có −u thế xuất khẩu. Khi các rào cản th−ơng mại của Trung Quốc đ−ợc xoá bỏ theo các cam kết gia nhập WTO, nhập khẩu từ thị tr−ờng Hoa Kỳ có thể tăng lên.

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 34 - 37)