Thị tr−ờng Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 106 - 109)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

29 Đại học Tổng hợp Leipzig (Đức), 2004.

2.2.1. Thị tr−ờng Trung Quốc

Nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc, Việt Nam cần có những chính sách điều chỉnh cơ cấu ngành thích hợp nhằm khai thác mạnh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn hoạt động xuất khẩu sang thị tr−ờng này, xúc tiến các thoả thuận ở cấp Chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số l−ợng lớn trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch để gia tăng xuất khẩu. Trong năm 2004, Chính phủ hai n−ớc đã ký đ−ợc hai Thỏa thuận quan trọng về kiểm dịch thuỷ sản và gạo. Đây là một b−ớc ngoặt lớn trong việc hoàn thiện thêm hành lang pháp lý hai bên, tạo điều kiện cho phát triển th−ơng mại. Tuy nhiên, phạm vi sản phẩm đ−ợc h−ởng điều kiện đảm bảo về mặt pháp lý này còn rất hẹp, chỉ giới hạn là gạo và thuỷ sản. Hơn nữa, các thoả thuận này mới chỉ dừng ở việc ký các Thỏa thuận chứ không phải là một Hiệp định toàn diện về kiểm dịch động, thực vật. Do vậy, để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản, hai bên cần ký kết Hiệp định hợp tác kiểm dịch động thực vật nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cần đàm phán và đôn đốc với ngành Hải quan của Trung Quốc sớm triển khai việc thí điểm kiểm tra một lần tại các cửa khẩu và sớm nhân rộng ph−ơng thức này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá l−u thông, đề nghị phía Trung Quốc xem xét lại Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh sẽ triển khai các dự án hợp tác trong tình hình mới và khai thác lợi thế từ Thỏa thuận khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khá đa dạng, trong đó chủ yếu là: nguyên, nhiên liệu; l−ơng thực, nông sản; thuỷ sản và hàng tiêu dùng. Việt Nam cần h−ớng phát triển các sản phẩm Trung Quốc không có lợi

thế trong việc sản xuất hoặc không khuyến khích sản xuất do nhập khẩu sẽ có hiệu quả hơn. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc cần tập trung vào các giải pháp sau:

Đối với hàng nông sản: các mặt hàng có thể tiếp tục tăng c−ờng xuất khẩu sang Trung Quốc là cao su, rau quả và gạo.

- Cao su: Cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị

tr−ờng Trung Quốc nhờ sự phát triển bùng nổ của ngành sản xuất ô tô - với kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 357 triệu USD, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đặc biệt, kể từ 1/1/2004, Trung Quốc đã xoá bỏ quản lý giấy phép hạn ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên nên đây sẽ là cơ hội tốt hơn nữa cho cao su của Việt Nam thâm nhập thị tr−ờng Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam cần triển khai các biện pháp sau để đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc theo hình thức buôn bán chính ngạch: (1)- Khuyến khích và tạo điều kiện cho Tổng công ty cao su Việt Nam cũng nh− các công ty thành viên thiết lập quan hệ bạn hàng với các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu thụ lớn và lâu dài mặt hàng cao su của Trung Quốc; (2) Khuyến khích và tạo điều kiện để Tổng công ty Cao su Việt Nam thành lập thêm các Văn phòng đại diện tại các địa ph−ơng khác của Trung Quốc nh− Th−ợng Hải, Quảng Đông…nhằm mở rộng quan hệ bạn hàng với các đối tác nằm sâu trong lục địa; (3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu t− tại Việt Nam trong lĩnh vực cây trồng, sản xuất và chế biến cao su sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc.

- Rau quả: Trung Quốc cũng là thị tr−ờng tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 36% kim ngạch xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc, Việt Nam cần (1) Có sự đầu t− thích đáng của Nhà n−ớc cho khâu nhập khẩu giống mới có năng suất cao, nhân giống mới và cải tạo giống, hỗ trợ về giá cho ng−ời sản xuất trong việc sử dụng giống mới để tạo ra các sản phẩm mới có chất l−ợng cao, giá thành hạ; (2) Hiệp hội trái cây Việt Nam cần phổ biến cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây nhiệt đới các quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc ban hành; (3) Đẩy mạnh việc xuất khẩu rau quả nhiệt đới theo con đ−ờng chính ngạch vào các tỉnh, thành phố nơi mà mức thu nhập ng−ời dân khá cao, nhu cầu tiêu dùng hoa quả nhiệt đới lớn. Đồng thời, mở rộng và v−ơn tới các tỉnh thành phố Đông Bắc Trung Quốc - nơi có nhu cầu th−ởng thức hoa quả nhiệt đới rất lớn nh−ng điều kiện khí hậu không thích hợp cho việc trồng các loại rau quả nhiệt đới nh− ở n−ớc ta; (4) Cần có quy hoạch cụ thể và dài hạn về các vùng trồng cây ăn quả, đầu t− nghiên cứu các loại giống mới, nâng cao chất l−ợng sản phẩm, xây dựng th−ơng hiệu trên tr−ờng quốc tế và sớm triển khai xây dựng các chợ đầu mối rau quả tại các khu biên giới để sớm quy chuẩn hoá giao dịch th−ơng mại mặt hàng này (5) Đàm phán với phía Trung Quốc nhằm sớm ký kết Hiệp định kiểm dịch động, thực vật toàn diện để tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có thế mạnh này (6) Tận dụng

tối đa −u đãi thuế quan trong EHP, theo cam kết thì mức thuế nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm mạnh trong năm 2005 và sẽ chỉ còn 0 – 5% vào năm 2006, do vậy cần đặc biệt chú trọng yêu cầu chất l−ợng vì đây là yếu tố sống còn trong việc cạnh tranh thị phần đối với các sản phẩm t−ơng tự của Thái Lan, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất l−ợng sản phẩm để giữ vững thị phần và tạo đà phát triển trong các năm tiếp theo. (7) Trung Quốc hiện là một n−ớc có thế mạnh trong công nghệ sinh học, đặc biệt là lai tạo giống, vì vậy, Việt Nam nên cùng hợp tác với Trung Quốc trong việc lai tạo các giống mới và nâng cao chất l−ợng sản phẩm của loại giống cũ cũng là một h−ớng đi mới cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

- Gạo: Việc hai Chính phủ đã ký kết Nghị định th− về kiểm dịch sản phẩm gạo nhập khẩu từ Việt Nam là tín hiệu tốt cho triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị tr−ờng Trung Quỗc. Do vậy, ta cần triển khai các biện pháp sau: (1) Th−ơng l−ợng với Chính phủ Trung Quốc đề nghị cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu gạo cho các tỉnh ven biên giới với Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần chủ động thiết lập quan hệ tốt với các địa ph−ơng này nhằm bao thầu số hạn ngạch nhập khẩu sẵn có để tránh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp Thái Lan (2) Cần sớm xây dựng th−ơng hiệu trên tr−ờng quốc tế cho sản phẩm gạo của Việt Nam, đây là một nhân tố cạnh tranh sống còn với các sản phẩm gạo t−ơng tự của Thái Lan (3) Đầu t− hơn nữa vào công nghệ chế biến để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tăng c−ờng xuất khẩu sang Trung Quốc cà phê, chè, thịt và sản phẩm thịt, một số loại thực phẩm chế biến.

Đối với hàng dệt may, tham gia hợp tác với Trung Quốc để sản xuất một số mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị tr−ờng khác, tận dụng −u thế về nguyên phụ liệu của Trung Quốc sẽ là một giải pháp tốt hơn là cạnh tranh đối đầu. Đối với nhóm hàng giày dép, Việt Nam vẫn có −u thế về xuất khẩu nhiều loại giày dép sang thị tr−ờng Trung Quốc, đặc biệt là những sản phẩm có nguyên liệu từ cao su.

Một kênh thâm nhập có hiệu quả vào thị tr−ờng Trung Quốc là đi qua thị tr−ờng Hồng Công. Hàng hoá các n−ớc quá cảnh hay nhập khẩu vào Hồng Kông rồi xuất đi n−ớc thứ 3 là một ph−ơng thức kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp Hồng Công. Bản thân Hồng Công là một thị tr−ờng trung chuyển hàng hoá, mỗi năm nhập khẩu trên 200 tỷ USD và cũng xuất đi 200 tỷ USD. Các thị tr−ờng tái xuất lớn của Hồng Công là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Hồng Công là một thị tr−ờng tiêu thụ rất nhỏ bé nh−ng hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu vào Hồng Công hết sức thuận lợi, đa số không phải chịu thuế xuất nhập khẩu, tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp Hồng Công đã phát triển hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất. Tại Hồng Công cũng có mặt đầy đủ các công ty xuyên quốc gia, các nhà xuất nhập khẩu lớn. Vì vậy, các doanh

nghiệp Hồng Công có mối quan hệ và kinh nghiệm kinh doanh với các thị tr−ờng thế giới rất tốt. Các quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng hoá lớn đều tận dụng phuơng thức quá cảnh ở Hồng Công để tăng c−ờng xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam ch−a tận dụng tốt lợi thế này. Nếu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu để tiêu thụ ở thị tr−ờng này khá hạn chế, ng−ợc lại, nếu doanh nghiệp Việt Nam thông qua Hồng Công nh− là một thị tr−ờng trung chuyển, tìm kiếm các nhà xuất khẩu để tái xuất hàng đi n−ớc thứ 3 thì khả năng tăng tr−ởng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng nh− các thị tr−ờng khác sẽ có khả năng tăng cao hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)