Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 88 - 90)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

3. Đánh giá tổng quát tác động của việc trung quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu của Việt Nam

3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh cũng nh− tác động của những thay đổi chính sách của Trung Quốc, cũng nh− của các thị tr−ờng khác đối với Trung Quốc và Việt Nam, có thể thấy:

Thứ nhất, nh− trên đã chứng minh FDI vào Trung Quốc tăng mạnh sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, giúp n−ớc này tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm, đối với cả những sản phẩm mà tr−ớc đây Trung Quốc ch−a có khả năng cạnh tranh nh− nhiều loại nông sản, đặc biệt là nông sản chế biến. Hàng Trung Quốc đang trở nên rẻ hơn với chất l−ơng tốt hơn, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao hơn. Do đó, hàng hoá của Việt Nam cũng không dễ cạnh tranh đ−ợc với hàng Trung Quốc tại thị tr−ờng này nếu không tính đến việc nâng cao chất l−ợng và hạ giá thành. Đồng thời, hàng hoá Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với nhiều loại hàng hoá từ nhiều n−ớc khác trên thị tr−ờng Trung Quốc do nền kinh tế Trung Quốc mở hơn.

Thứ hai, trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất để phù hợp với việc

tự do hoá th−ơng mại hiện nay, Trung Quốc rơi vào tình trạng tồn kho nhiều loại nông sản và hàng công nghiệp chất l−ợng không cao nên giá cả rất cạnh tranh với hàng Việt Nam.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn có thể tăng xuất khẩu sang Trung Quốc các loại giầy dép, một số nông sản thực phẩm nh− l−ơng thực, chè, cà phê, cao su, gia vị...nh−ng xuất khẩu rau quả và hàng dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có những biện pháp đối phó thích hợp.

Thứ ba, tăng tr−ởng xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ là cú sốc cho những ngành gia công tập trung nhiều lao động và những ngành sản phẩm thô, sơ chế của Việt Nam, ảnh h−ởng nghiêm trọng đến xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam sang các thị tr−ờng khác.

- Trên thị tr−ờng Hoa Kỳ và EU, các mặt hàng dệt may và giày dép sẽ chịu tác động lớn của hàng xuất khẩu Trung Quốc, đặc biệt là khi hạn ngạch đ−ợc bãi bỏ. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị tr−ờng này ít chịu ảnh h−ởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

- Trên thị tr−ờng Nhật Bản, xuất khẩu hàng nông sản chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc nh−ng hàng dệt may và giày dép có thể tăng xuất khẩu do khi th−ơng mại đ−ợc tự do hoá, các doanh nghiệp Trrung Quốc sẽ tập trung hơn vào thị tr−ờng Hoa Kỳ và EU, nơi th−ờng có đơn đặt hàng lớn hơn và điều kiện kinh doanh thuận tiện hơn.

- Trên thị tr−ờng ASEAN, Việt Nam vẫn có lợi thế xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và có khả năng hợp tác phát triển ngành dệt may, giày dép xuất khẩu nh−ng nếu không tận dụng đ−ợc cơ hội nắm giữ thị phần thì sẽ nhanh chóng phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ hàng xuất khẩu của Trung Quốc khi ACFTA có hiệu lực.

Thứ t−, việc xuất khẩu tài nguyên, về ngắn hạn và trung hạn, điều này có

thể là động lực thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế, nh−ng xét về tăng tr−ởng dài hạn thì có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của Việt Nam phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá.

Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc nh− là một c−ờng quốc kinh tế sẽ tác động mạnh đến Việt Nam, tuy nhiên mức độ tích cực hay tiêu cực lại tùy thuộc rất lớn vào Việt Nam, vào khả năng thích ứng của chúng ta trong việc phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, thậm chí biến mặt tiêu cực thành tích cực, biến thách thức thành vận hội. Điều quan trọng là Việt Nam học tập đ−ợc gì từ sự phát triển nhanh của Trung Quốc, hai là Việt Nam cần có đối sách gì tr−ớc sự lớn mạnh v−ợt bậc của Trung Quốc trong thời gian tới.

Ch−ơng 3

Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên

chính thức của WTO

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)