Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu (1) Tăng c−ờng liên kết

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 100 - 102)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

2. Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam

2.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu (1) Tăng c−ờng liên kết

(1) Tăng cờng liên kết

Các doanh nghiệp đạt đ−ợc khả năng cạnh tranh quốc tế đều phải có mối liên kết chặt chẽ với kinh tế vùng, trong đó đặc biệt là liên kết các yếu tố đầu vào (back - ward linkages), nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị, nhà x−ởng đất đai... Lý thuyết khu vực công nghiệp (industrial districts) của nhà kinh tế học Marshall đã đ−ợc coi là rất thành công khi chỉ ra liên kết ngành (horison tal linkages) sẽ tạo cho các công ty nhỏ lợi thế quy mô sản xuất, vốn vẫn là −u thế cạnh tranh của các công ty lớn. Liên kết này sẽ tạo ra một sân chơi

chung về các yếu tố sản xuất, đặc biệt là về lao động cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Kết quả nghiên cứu khoảng gần 100 doanh nghiệp may t− nhân loại vừa và nhỏ năm 2004 ở TP Hồ Chí Minh27 cho thấy, ngành công nghiệp may của Việt Nam hiện đang phải đối đầu với vấn đề thiếu lao động có tay nghề cao. Nếu có một hợp tác hay xí nghiệp may có cùng quy mô công nghệ, quy mô sản xuất trên cùng một địa bàn, thì việc chia sẻ đầu t− các yếu tố đầu vào (lao động, máy móc, nhà x−ởng, nguyên liệu may mặc, phụ kiện) sẽ giảm rất nhiều gánh nặng cho mỗi doanh nghiệp và năng lực sản xuất của các thành viên cũng có thể đáp ứng đ−ợc các đơn hàng lớn hơn. Từ phía khách hàng, các doanh nghiệp n−ớc ngoài khi muốn tìm đặt các đơn hàng tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có một liên kết thông tin (information cluster). Liên kết giữa các xí nghiệp may để cung cấp thông tin cho khách hàng gốc, cho các bên th−ơng mại trung gian, cho khách hàng tiêu thụ sỉ và lẻ, cho các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trong và n−ớc ngoài... Ngoài ra, xét d−ới góc độ tổng thể nền kinh tế, liên kết kinh doanh cả đầu vào, đầu ra cũng nh− liên kết ngành sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh cho nhóm hàng hoá đó của địa ph−ơng.

Liên kết kinh doanh (business linkages) giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong n−ớc (SME - SME), giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các tập đoàn đa quốc gia (SME - TNC) là một cách thức để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, hội đủ điều kiện, tiếp cận và từng b−ớc thích ứng với thị tr−ờng quốc tế. Điều quan trọng là doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, phải chủ động và năng động trong quan hệ hợp tác này. Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan của Chính phủ phải làm tốt vai trò điều tiết với các khung pháp lý rõ ràng và sự trợ giúp của các tổ chức hỗ trợ sẽ có tính chất h−ớng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích các loại hình hợp tác kinh doanh.

(2) Giảm chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm

Để giảm chi phí kinh doanh đòi hỏi phải có biện pháp giảm các yếu tố chi phí “đầu vào” trong quá trình sản xuất.

Theo kết quả khảo sát hơn 80 doanh nghiệp 28cho thấy, gần 64% doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên, nhiên vật liệu chiếm trên 30% trong tổng chi phí kinh doanh, cao hơn 10% so với một số n−ớc trong khu vực. Có đến 32 doanh nghiệp cho rằng, vùng cung ứng nguyên vật liệu và các vùng kinh tế phụ trợ còn yếu kém, các vùng cung ứng nguyên vật liệu với nhà máy vẫn còn những “khoảng cách”. Chỉ so sánh với các n−ớc trong khu vực Đông Nam á đã thấy, chi phí kinh doanh ở n−ớc ta còn khá cao, ch−a hợp lý, khiến nhiều doanh nghiệp khó nâng cao lợi thế cạnh tranh. Về giá điện kinh doanh, nếu nhìn vào

27

Đại học Tổng hợp Leipzig (Đức), 2004. 28

khung giá thì khá thấp, nh−ng chất l−ợng dịch vụ thấp đã làm cho chi phí điện trong giá trị sản phẩm của doanh nghiệp tăng thêm khoảng từ 10-15%. Về giá thuê mặt bằng kinh doanh, tính trung bình, giá thuê mặt bằng để sản xuất, kinh doanh ở khu vực thành thị đáp ứng đ−ợc cho sản xuất kinh doanh, giá dao động ở mức sàn - trần là 0,18 USD- 12 USD/m2/năm, đây là mức giá tuy không cao lắm nh−ng có sự khác biệt rất nhiều về khả năng tiếp cận giữa các doanh nghiệp t− nhân, doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nhà n−ớc và đối với các doanh nghiệp t− nhân. Về mức chi phí lao động, tiền l−ơng của Việt Nam t−ơng đối thấp (tính bình quân, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh thu nhập của ng−ời lao động phổ thông khoảng 500-600.000đồng/ng−ời/tháng) nh−ng tính trung bình sản phẩm tạo ra đ−ợc thì mức chi phí trên lại không nhỏ, do làm việc không hiệu quả. Vấn đề chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn nhiều bất cập, tốn kém về thời gian, tài chính so với một số n−ớc. So sánh với một số n−ớc phát triển và một số n−ớc trong khu vực cho thấy: Trong khi thời gian khởi sự cho một doanh nghiệp là 2 ngày ở Australia; 46 ngày ở Trung Quốc thì Việt Nam là 63 ngày. Thời gian thực thi một hợp đồng ở Tuynidi là 7 ngày; Singapore là 50 ngày thì Việt Nam là 120 ngày... Chi phí vận tải hàng hoá ở Việt Nam còn quá cao, nhất là vận tải biển. Theo tính toán, một doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hàng hoá sang Hoa Kỳ, c−ớc phí vận chuyển một container 40 feet là 300 USD, cao gấp 1,5 lần so với Trung Quốc, 1,2 lần so với Thái Lan... Khi vận chuyển hàng hoá đến thị tr−ờng các n−ớc, doanh nghiệp phải thuê các hãng vận tải n−ớc ngoài với giá đã cao lại còn phải bỏ ra một số khoản chi phí cũng không kém trong n−ớc, thêm vào đó, họ còn phải mua bảo hiểm của các Công ty bảo hiểm n−ớc ngoài với giá cao. Ngoài ra còn ch−a kể các khoản chi phí “ngoài luật”...Các chính sách thuế của Việt Nam liên tục thay đổi, đặc biệt là thuế nhập khẩu, cũng ảnh h−ởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mức thuế thay đổi đã làm cho không ít doanh nghiệp lúng túng, bị động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp luôn phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu.

Để có thể giảm mạnh chi phí kinh doanh, vận tải đang là vấn đề cần đặc biệt l−u tâm. Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp dệt may29, nhìn chung giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Trung Quốc không cách xa nhau mấy, nh−ng tổng giá thành lại có sự cách biệt do nhiều chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Có nhiều nguyên nhân khiến chi phí này cao: Thứ nhất là do chi phí sử dụng cảng cao do độc quyền vì hầu hết các cảng đ−ợc điều hành bởi các công ty Nhà n−ớc. Thứ hai là cảng của Việt Nam nhiều nh−ng nhỏ, tầu lớn không vào đ−ợc nên phải mất thêm chi phí chuyển tải đến Singapore hoặc một cảng khác tr−ớc khi đ−a ra tầu lớn. Chi phí vận chuyển cao còn do các chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan, nhất là khi

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)