Tác động tới năng lực cạnh tranh với hàng xuất khẩu của các n−ớc khác

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 51 - 55)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

1.2.2. Tác động tới năng lực cạnh tranh với hàng xuất khẩu của các n−ớc khác

nớc khác

Hàng nông sản

Việc mở cửa thị tr−ờng và đa dạng hoá nhu cầu của ng−ời dân Trung Quốc sẽ là cơ hội để xuất khẩu l−ơng thực, thực phẩm sang thị tr−ờng này. Trung Quốc đã chuyển từ n−ớc xuất khẩu ròng hàng nông sản sang n−ớc nhập khẩu ròng từ năm 2003. Bên cạnh đó, hạn ngạch hàng dệt may đ−ợc xoá bỏ từ 1/1/2005 tạo điều kiện cho ngành dệt may của Trung Quốc phát triển sẽ làm tăng nhu cầu bông nguyên liệu. Chính sách mở cửa thị tr−ờng bông của Trung Quốc theo các cam kết gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho nhập khẩu bông tăng mạnh.

Các n−ớc xuất khẩu nông sản chủ yếu sang Trung Quốc là Hoa Kỳ (29,2%), Arhentina (13,6%), Braxin (12,8%), Australia (7,3%), Malayxia (6,9%), EU (6,7%), Inđônêxia (3,1%), Thái Lan (3,0%), Niu Dilân (2,9%) và Canađa (2,5%)17. Do cơ cấu xuất khẩu và trình độ phát triển, các n−ớc cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trên thị tr−ờng Trung Quốc chủ yếu là các n−ớc trong khu vực. Các n−ớc xuất khẩu nông sản lớn khác sang Trung Quốc nh−

Hoa Kỳ, Arhentina, Australia và EU xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản nguyên liệu nh− bông và đậu t−ơng (Hoa Kỳ, Braxin), len (Australia, Niu Dilân), các thực phẩm có hàm l−ợng chế biến cao (Hoa Kỳ, EU)... ít ảnh h−ởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc.

17

Theo nghiên cứu của Ban th− ký ASEAN18, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN sẽ tăng khoảng 10%/năm, ch−a tính tới tác động của Hiệp định th−ơng mại tự do ACFTA. Những mặt hàng mà Malayxia có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc là gia vị và dầu cọ. Các mặt hàng Inđônêxia có lợi thế là dầu cọ, cà phê và cao su tự nhiên. Các mặt hàng Thái Lan có lợi thế là gạo, cao su tự nhiên, đ−ờng, rau quả, thịt và sản phẩm thịt. Nh− vậy sức ép cạnh tranh chủ yếu đối với nông sản Việt Nam trên thị tr−ờng Trung Quốc là cao su tự nhiên của Inđônêxia và Thái Lan; gạo, cao su và rau quả của Thái Lan; cà phê của Inđônêxia và gia vị của Malaixia.

- Cao su tự nhiên:

Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành n−ớc đứng đầu thế giới về tiêu thụ cao su tự nhiên. Năm 2002, chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 17% tiêu thụ toàn thế giới. Tiêu thụ cao su có khả năng tiếp tục tăng tr−ởng cao trong những năm tới cùng với tốc độ tăng của nền kinh tế. Mặc dù sản xuất cao su tự nhiên của Trung Quốc liên tục tăng song cũng không đáp ứng đủ nhu cầu trong n−ớc, do vậy nhập khẩu chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng l−ợng cao su tiêu thụ. Hạn ngạch đối với nhập khẩu cao su tự nhiên cũng đã đ−ợc bãi bỏ từ 1/1/2004 theo cam kết gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các n−ớc xuất khẩu..

Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ Thái Lan, Malaixia,Inđônêxia, Việt Nam, Hoa Kỳ và ấn Độ. Thái Lan đứng đầu về xuất khẩu cao su tự nhiên sang Trung Quốc với tỷ trọng 58% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên vào Trung Quốc trong năm 2003 (Chi tiết tham khảo tại Phụ lục 6A).

Việt Nam mới chỉ chiếm 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc so với tỷ trọng 58% của Thái Lan, 18% của Malaixia và 11% của Inđônêxia nh−ng tốc độ tăng tr−ởng nhập khẩu 41% từ Việt Nam so với 35% nhập khẩu từ Thái Lan trong giai đoạn 1999 – 2003 đã cho thấy những dấu hiệu khả quan hơn. Việt Nam có lợi thế hơn về mặt địa lý đối với các n−ớc xuất khẩu cao su tự nhiên khác. Mủ cao su của Việt Nam có chất l−ợng và độ đàn hồi đ−ợc nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đánh giá cao. Những diễn biến thuận lợi trên thị tr−ờng đang mở ra triển vọng cho các nhà sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị tr−ờng này.

- Rau quả:

Thị tr−ờng rau quả Trung Quốc rất lớn, mỗi năm lên gần 1,1 tỷ USD và có rất nhiều tiềm năng dành cho Việt Nam. Rau quả Việt Nam đ−ợc ng−ời Trung Quốc −a thích, đặc biệt là các rau quả nhiệt đới, các loại cây trái vụ với Trung Quốc. Nhập khẩu rau quả vào Trung Quốc có nhiều triển vọng tăng do thu nhập của dân c− đang đ−ợc cải thiện nhanh nên có sự thay đổi lớn khẩu phần ăn, tăng tiêu dùng các loại sản phẩm phi l−ơng thực và theo cam kết WTO

18

của Trung Quốc, thuế nhập khẩu rau quả giảm từ 13 - 40% xuống còn 10% đối với hầu hết các loại rau quả.

Trung Quốc là thị tr−ờng tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 36% kim ngạch xuất khẩu. Rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là rau quả t−ơi và −ớp lạnh, tỷ trọng chế biến thấp. Mặt hàng rau quả Việt Nam đ−ợc đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu vào Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc lại giảm mạnh trong những năm qua do sức ép cạnh tranh của Thái Lan cũng nh− những thay đổi chính sách quản lý nhập khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam liên tục sụt giảm trong khi xuất khẩu của Thái Lan lại tăng rất nhanh. Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu 24 triệu USD rau quả sang Trung Quốc (chỉ bằng 36% năm 2003) trong khi Thái Lan xuất đ−ợc 445 triệu USD (tăng 91% so với năm 2003), chiếm 41% thị phần nhập khẩu rau quả Trung Quốc (Chi tiết tham khảo tại Phụ lục 6B).

Theo Ch−ơng trình thu hoạch sớm (Early Harvest Program – EHP), Trung Quốc và ASEAN 6 cắt giảm thuế quan từ ngày 1-1-2004 và kết thúc vào ngày 1-1-2006. Tr−ớc năm 2004, hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc phải chịu thuế quan bình quân 15,05%. Theo cam kết EHP giữa hai n−ớc, Trung Quốc cắt giảm còn 6,27% năm 2004, còn 1,67% năm 2005 và đến năm 2006 là 0%.

Giữa năm 2003, Thái Lan và Trung Quốc đã ký một bản thỏa thuận đẩy nhanh việc thực hiện EHP đối với hàng rau quả (nằm trong Ch−ơng 7 và 8 của Biểu thuế xuất nhập khẩu). Theo thỏa thuận này, Trung Quốc và Thái Lan cắt giảm thuế quan đối với hàng rau quả xuống còn 0% kể từ ngày 1-10-2003. Vì vậy, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc gặp phải khó khăn lớn trong cạnh tranh với rau quả xuất khẩu của Thái Lan do rau quả Việt Nam vào Trung Quốc phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn của Thái Lan kéo dài từ tháng 10/2003 đến đầu năm 2006, khi Trung Quốc cắt giảm thuế quan xuống 0% cho hàng Việt Nam. Đến năm 2006, khi rau quả Việt Nam vào Trung Quốc đ−ợc h−ởng thuế quan 0% thì lúc đó hàng cùng loại của Thái Lan đã chiếm lĩnh thị tr−ờng Trung Quốc. Trong khi đó, rau quả của Thái Lan t−ơng đồng với Việt Nam về chủng loại nh−ng th−ờng có −u thế hơn rau quả của Việt Nam trên thị tr−ờng thế giới nhờ chất l−ợng cao, công nghệ bảo quản hiện đại, giống tốt và khả năng tập trung nguồn hàng.

- L−ơng thực:

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đ−ợc xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, trên thị tr−ờng thế giới cũng nh− thị tr−ờng Trung Quốc, sức cạnh tranh của gạo Việt Nam kém hơn nhiều so với gạo Thái Lan do ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của thị tr−ờng về phẩm chất và giá cả. Gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ th−ờng, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nh−ng

số l−ợng ch−a nhiều trong khi gạo thơm của Thái Lan đã trở nên rất quen thuộc trên thị tr−ờng Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu tinh bột sắn từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng tr−ởng nhanh trong những năm gần đây mặc dù thị phần của Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với Thái Lan.

- Cà phê:

Theo Tổ chức Cà phê thế giới, thị tr−ờng Trung Quốc đ−ợc đánh giá là thị tr−ờng tiêu thụ có nhiều tiềm năng với tốc độ tăng tr−ởng nhập khẩu cà phê khá cao trong những năm gần đây. Cà phê Việt Nam đ−ợc xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao do năng suất cao và phẩm chất tốt và cũng là mặt hàng đ−ợc thị tr−ờng Trung Quốc đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc cà phê thô. Trung Quốc nhập khẩu cà phê rang xay chủ yếu từ Braxin và cà phê tái xuất từ các n−ớc phát triển. Bên cạnh đó, cà phê thô của Việt Nam cũng phải cạnh tranh với Inđônêxia, n−ớc đã thâm nhập vào thị tr−ờng Trung Quốc tr−ớc Việt Nam (Chi tiết tham khảo tại Phụ lục 6C).

- Chè:

Chè là mặt hàng đ−ợc xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh trung bình của Việt Nam do có lợi thế về chi phí lao động thấp. Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nhập khẩu chè của Trung Quốc nh−ng khối l−ợng không lớn do Trung Quốc là n−ớc trồng chè lớn nhất thế giới.

Bên cạnh các nông sản xuất khẩu truyền thống, Việt Nam có khả năng phát triển các sản phẩm xuất khẩu mới sang thị tr−ờng Trung Quốc, ví dụ nh−

sản phẩm thịt. Thuế suất đối với đa số các mặt hàng thịt của Trung Quốc giảm đáng kể từ chủ yếu trên 35%, thậm chí 69% xuống chỉ còn từ 10 - 15% năm 2004. −ớc tính Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu thịt trị giá khoảng 540 triệu USD/năm. Các n−ớc ở Đông Nam á sẽ chiếm khoảng 16% l−ợng tăng này, tức là khoảng 62 triệu USD. Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu sang thị tr−ờng này.

ảnh h−ởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị tr−ờng Trung Quốc có thể khái quát nh− sau:

- Đối với hàng sản xuất nội địa của Trung Quốc, l−ợng FDI tăng mạnh vào tất cả các ngành của Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO sẽ giúp n−ớc này tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm, đối với cả những sản phẩm mà tr−ớc đây Trung Quốc ch−a có khả năng cạnh tranh nh− nhiều loại nông sản, đặc biệt là nông sản chế biến. Hàng Trung Quốc đang trở nên rẻ hơn với chất l−ợng tốt hơn, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao hơn. Do đó, hàng hoá của Việt Nam cũng không dễ cạnh tranh đ−ợc với hàng Trung Quốc tại thị tr−ờng này nếu không nâng cao đ−ợc chất l−ợng và hạ giá thành.

- Hàng hoá Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với nhiều loại hàng hoá từ nhiều n−ớc khác do nền kinh tế Trung Quốc mở hơn. Theo các cam kết trong khuôn khổ WTO cũng nh− các cam kết song ph−ơng khác, Trung Quốc đã giảm đáng kể thuế quan cũng nh− cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan đối với hầu hết các n−ớc thành viên WTO. Hàng hoá của các n−ớc phát triển nh− Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có chất l−ợng cao, đa dạng, phong phú nh−ng tr−ớc đây xuất khẩu vào Trung Quốc khá hạn chế do những rào cản th−ơng mại của Trung Quốc thì hiện nay có nhiều cơ hội để xuất khẩu vào thị tr−ờng Trung Quốc.

Trong khi đó, nh− trên đã phân tích, đối với những n−ớc trong khu vực xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng xuất khẩu t−ơng đồng, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam cũng còn khá hạn chế, một phần do những thay đổi chính sách th−ơng mại của Trung Quốc đối với Việt Nam nh−ng chủ yếu là do những yếu kém nội tại trong xuất khẩu của Việt Nam làm ảnh h−ởng đến khả năng thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam tr−ớc những thay đổi này.

Một phần của tài liệu Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của VN.pdf (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)