Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 36 - 39)

Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, QTDTW Chi nhánh Nam Định đã rất quan tâm đến việc huy động vốn. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay có một số lượng lớn chưa từng có các TCTD thuộc các loại hình khác nhau cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cạnh tranh quyết liệt, điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn lớn để đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, tạo ra một nền tảng vững chắc cho QTD có thể ổn định và phát triển.

Hiện nay, Nam Định là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt các khu công nghiệp đang được mở rộng và phát triển, việc sản xuất hàng hoá ở các làng nghề đang trong quá trình khôi phục. Đồng thời, các hộ sản xuất, các công ty, doanh nghiệp đã đầu tư lớn vào máy móc thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với giá thành, mẫu mã phù hợp với thị trường. Từ đó, tạo ra một nhu cầu vốn rất lớn trong nền kinh tế.

Với phương châm “Lành mạnh, an toàn, hiệu quả bền vững gắn liền tăng truởng

với chất lượng, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống” QTDTW Chi nhánh Nam Định

đã thực hiện việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư bằng việc không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và mở rộng mạng lưới giao dịch. Cùng với đó là việc thông thoáng các thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ: tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự. Vì thế, trong vài năm qua vốn huy động của Chi nhánh Nam Định đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2007, 2008, 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng nguồn vốn huy động 335,5 426,5 554,5

Tăng giảm năm nay so với năm trước

Số tiền 67,1 91 128

Tỷ trọng 25% 27,1% 30%

( Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009 )

Biểu đồ 1 : Nguồn vốn huy động qua các năm

335.5 426.5 554.5 0 100 200 300 400 500 600

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nguồn vốn huy động

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương Nam Định không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm tăng trưởng từ 25% đến 30% đó là một yếu tố vô cùng quan trọng để Chi nhánh QTDTW Nam Định tăng quy mô hoạt động của mình. Năm 2008 là một năm có nhiều biến động về kinh tế trong và ngoài nước, các TCTD trong nước đã đưa ra những chiến lược và lãi suất rất cao để cạnh tranh nhau một cách gay gắt. Vì thế cùng với giá xăng dầu, vàng tăng cao thì lãi suất là một nhân tố không nhỏ làm cho lạm phát năm 2008 đã bùng phát làm cho nền kinh tế trong nước càng trở nên suy thoái. Đứng trước sự khó khăn chung của cả nước QTDTW Chi nhánh Nam Định đã có những chiến lược đúng đắn để bám sát thị trường và có cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự biến động của thị trường theo từng thời kỳ và nhằm huy động tốt tiền gửi trên địa bàn. Vì thế trong suy thoái năm 2008 lượng huy động vốn của Chi nhánh Nam Định đạt 335,5 tỷ đồng tăng 91 tỷ đồng so với năm 2007 với mức tăng là 27,1%. Năm 2009 tiếp tục bám sát thị trường và thực hiện nghiêm túc các chính sánh vĩ mô của NHNN để có thể đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý. Do vậy, năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 554,5 tỷ đồng tăng 128 tỷ đồng so với 2008 với mức tăng 30%.

Bảng 2: Quy mô và tốc độ huy động vốn của QTDTW Chi nhánh Nam Định

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009 )

Qua bảng số liệu ta có thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều qua năm. Nguồn vốn huy động phân theo 2 hình thức: huy động theo kỳ hạn và huy động phân theo đối tượng.

Huy động vốn phân theo kỳ hạn: là phương thức huy động tiền gửi có kỳ hạn

và tiền gửi không kỳ hạn. Qua bảng số liệu ta thấy cả hai loại này lượng tiền huy động đều tăng qua các năm, nhưng nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 328,5 tỷ đồng chiếm 97,9% tổng nguồn huy động. Năm 2008, khi lạm phát tăng cao, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD đã khiến cho lãi suất tiền gửi thay đổi liên tục. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân không biết gửi đâu thì an toàn và có khả năng sinh lời cao nhất khi đồng nội tệ thì đang dần mất giá, theo đó năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn đạt 403 tỷ đồng. Tuy quy mô vẫn tăng so với 2007 nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 94,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, khi nền kinh tế của đất nước đã dần ổn định thì tiền gửi có kỳ hạn lại tăng so với 2008, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 96,5% tương đương với

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 335,5 426,5 554,5 I. Phân theo kỳ hạn 100% 100% 100% 1. Không kỳ hạn 7,0 2,1% 23,5 5,5% 19,4 4,5% 2. Có kỳ hạn 328,5 97,9% 403 94.5% 535,1 96.5%

II. Phân theo đối tượng 100% 100% 100%

1. Tiền gửi điều hòa các

quỹ cơ sở 14,1 4,2% 14,1 3.3% 9,4 1,7%

2. Tiền gửi dân cư 316,4 94,3% 406,8 95.4% 538,4 97.1% 3. Tiền gửi các tổ chức

535,1 tỷ đồng. Cùng với lượng tiền gửi có kỳ hạn thì lượng tiền không kỳ hạn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2007, đạt 7,0 tỷ đồng với tỷ trọng 2,1% trong nguồn huy động. Năm 2008, đạt 23,5 tỷ đồng tăng 16,5 tỷ đồng so với 2007 tương đương tỷ trọng 5,5% trong tổng nguồn huy động. Năm 2009, đạt 19,4 tỷ đồng tăng 2,9 tỷ đồng so với 2008 tương đương với tỷ trọng 4,5% trong tổng nguồn huy động

Huy động vốn theo đối tượng bao gồm: tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở, tiền gửi

dân cư, tiền gửi các tổ kinh tế. Trong các đối tượng này ta có thể thấy lượng tiền huy động từ dân cư là chủ yếu. Năm 2007, đạt 316,4 tỷ đồng với tỷ trọng 94,3%. Năm 2008, khi nền kinh tế bất ổn đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân thì tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể. Lượng huy động đạt 406,8 tỷ đồng tăng 90,4 tỷ đồng so với 2007. Năm 2009, tiền gửi dân cư đạt 538,4 tỷ đồng tăng 131,6 tỷ đồng và đạt 97,1% tỷ trong trong tổng nguồn vốn huy động. Để đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã có sự nỗ lực rất lớn. Tuy là một Chi nhánh mới thành lập nhưng QTDTW Chi nhánh Nam Định đã biết nắm bắt tình hình kinh tế, đã xác định được những nhu cầu “nhạy cảm” về chu chuyển vốn của các doanh nghiệp cũng như tâm lý của khách hàng để đưa ra các chiến lược huy động vốn phù hợp. Chi nhánh có lúc đã huy động cả những kỳ hạn ngắn, đồng thời các quỹ thành viên thuộc Chi nhánh nằm đã có mặt tại các xã, huyện. Do đó đã huy động được một lượng vốn dồi dào cho Chi nhánh. Bên cạnh tiền gửi dân cư tăng đều hàng năm thì tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng nhẹ qua các năm, năm 2007 đạt 5,0 tỷ đồng tương đương với tỷ trọng 1,5%, năm 2008 đạt 5,6 tỷ đồng tương đương với 1,3%,năm 2009 đạt 6,7 tỷ đồng đạt 1,2 %. Ngược lại với sự tăng trưởng của tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế thì tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2009, đạt tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm qua các năm. Năm 2007, đạt 14,1 tỷ tương đương với tỷ trong 4,2%, năm 2008 đạt 14,1tỷ đồng tuy quy mô không giảm nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 3,3%. Năm 2009, đạt 9,4 tỷ đồng giảm 4,7 tỷ đồng với tỷ trọng 1,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua đây ta thấy các quỹ cơ sở đã dần có khả năng kinh doanh độc lập, do vậy khoản tiền gửi dữ trữ để điều hòa các quỹ cơ sở ngày một giảm .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w