Những tồn tại trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 67 - 69)

Đầu tư tín dụng còn chậm mở rộng, số lượng khách hàng mới có tăng nhưng không nhiều chưa tương xứng với tổng số hộ và doanh nghiệp trên địa bàn, công tác huy động vốn còn thấp chưa thực sự tự lực được nguồn vốn còn cần sự điều hoà vốn của cấp trên.

Cơ cấu nguồn vốn đã có xu hướng chuyển dịch nhưng thực sự vẫn chưa vững chắc do Chi nhánh còn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Như vậy nều khách hàng có gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do các nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng và sẽ tổn thất, hơn nữa, nguồn vốn của Chi nhánh

có tỷ trọng vốn có kỳ hạn ngắn lớn, đây là một nguồn vốn không ổn định, do đó mà việc cấp tín dụng trung, dài hạn còn hạn chế.

Hiệu suất sử dụng vốn thấp, tức là nguồn vốn huy động chưa sử dụng có hiệu quả, song Chi nhánh chưa thực sự mạnh dạn đầu tư vào những lịch vực, dịch vụ mới, cũng vì nguồn kênh thông tin khách hàng không đạt chất lượng nên Chi nhánh không dám mạo hiểm. Do đó hoạt động dịch vụ của Chi nhánh được đánh giá là chưa phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chưa có nhiều hoạt động quảng bá, phát triển sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là tín dụng bán lẻ còn kém.

Chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư vẫn còn hạn chế do hoạt động thu thập thông tin còn yếu và không đa dạng, thông tin về ngành quá thiếu thốn ngay cả nguồn thông tin thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cũng rất sơ sài do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên tín dụng tại Chi nhánh Nam Định còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn không cao, kinh nghiệm trong công tác tín dụng chưa nhiều do vậy trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng cũng còn nhiều thiếu sót, hạn chế

Việc kiểm tra, phân tích hoạt động các QTD cơ sở, khách hàng sau khi cho vay vốn phải được tiến hành thường xuyên. Nhưng thực tế tại Chi nhánh Nam Định công việc này chưa được tiến hành thường xuyên. Chi nhánh mới chỉ kiểm tra được một số lượng rất nhỏ các QTD cơ sở cũng như khách hàng. Số lần cán bộ tín dụng đến kiểm tra thực tế tại cơ sở còn chưa nhiều. Có những dự án thời gian dài, tài sản thế chấp bị giảm giá nhưng Chi nhánh vẫn không tổ chức đánh giá lại. Đồng thời việc kiểm tra của lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới cũng chưa thường xuyên.

Công tác thu hồi đối với các khoản nợ hạch toán ngoại bảng gặp nhiều khó khăn. Do chưa quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản xiết nợ. Các tài sản xiết nợ được hạch toán vào tài khoản phải thu nhưng chưa có các quy định cụ thể về quản lý, sử dụng và hạch toán nên gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

QTDTW Chi nhánh Nam Định mới thành lập nên cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, thiếu thốn. Khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh trên đại bàn còn yếu kém.

Có thể thấy những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của Chi nhánh. Vì vậy trong dài hạn để có thể phát triển bền vững thì QTDTW Chi nhánh Nam Định cần khắc phục kịp thời những yếu điểm trên. Để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w