Chỉ tiêu nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 61 - 64)

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng và từ đó đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của một TCTD. Đối với khoản cho vay đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì nguyên nhân khách quan mà không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì nợ đó sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh nợ quá hạn thì tất yếu TCTD sẽ chuyển khoản nợ đó sang nợ quá hạn ngay khi hết hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của tổ chức tín dụng bị rủi ro. Tuy nhiên, một khoản vay quá hạn chưa thể cho ta biết mức độ rủi ro của khoản nợ quá hạn đó. Vì vậy, tổ chức tín dụng cần tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để xác định mức độ rủi ro của khoản nợ quá hạn đó. Nếu khoản nợ quá hạn hình thành từ việc chây ỳ, không muốn trả nợ của khách hàng thì mức độ rủi ro là khá nghiêm trọng, có thể dẫn đến khả năng mất vốn. Nếu khoản nợ quá hạn do một số nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt… dẫn đến việc tiêu thụ hàng hoá bị chậm trễ, sản xuất kinh doanh bị tạm ngừng hoạt động thì mức độ rủi ro của khoản nợ đó thấp hơn, vì trong tương lai khách hàng có thể trả nợ được.

Ngoài ra chỉ tiêu nợ quá hạn còn phản ánh hiệu quả tín dụng, hiệu quả tín dụng của một TCTD được đánh giá là tốt khi khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Từ đó đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của các TCTD, đông thời thì các hoạt động kinh doanh khác của TCTD cũng đạt hiệu quả cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 17: Tình hình nợ quá hạn trong ba năm 2007, 2008, 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2. Nợ quá hạn 1,33 2,13 1,38

3. Tỷ lệ nợ quá hạn (2/1) 0,85% 1,1% 0,53%

(Nguồn: phòng kế toán, ngân quỹ của QTDTW Chi nhánh Nam Định)

Biểu đồ 12: Tình hình nợ quá hạn 0.85% 1.10% 0.53% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ phản ánh sự tăng trưởng quy mô tín dụng của mỗi ngân hàng có lành mạnh hay không? Khi doanh số cho vay hay dư nợ tín dụng có tăng mạnh nhưng lại không thu hồi được nợ, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động tín dụng không được coi là có chất lượng. Do vậy, tỷ lệ này càng thấp thì tín dụng của TCTD được đánh giá là có chất lượng cao.

Xét tỷ lệ NQH trong ba năm qua, ta thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh QTDTW Nam Định là tương đối tốt. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là 0,85% tức là 1,33 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên đến 1,1%, nguyên nhân là năm 2008 nền kinh tế xã hội có quá nhiều biến động dẫn đến các công ty, doanh nghiệp, TCKT gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, có một số còn đứng trước bờ vực của sự phá sản. Nhưng đến năm 2009 khi nền kinh tế bắt đầu ổn định kết hợp với các biện pháp của Chính phủ Chi nhánh đã đưa ra một số biện pháp phù hợp để thu hồi nợ xấu. Vì vậy năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 0,53%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trong ba năm qua tăng giảm không đều nhưng chưa vượt mức tỷ lệ cho phép là 2%-5%. Thông qua những con số này ta thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh QTDTW Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ bình quân rất thấp trên 0,8%. Nếu duy trì được kết quả này thì chất lượng tín dụng của Chi nhánh sẽ ngày càng tốt hơn.

Để đánh giá tốt hơn hoạt động tín dụng của Chi nhánh QTDTW Nam Định ta xem xét tình hình nợ quá hạn của khoản nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Việc phân loại nhóm nợ giúp Chi nhánh cũng như tất cả các hệ thống ngân hàng khác đưa ra chính sách hợp lý cho từng nhóm nợ. Qua đó xem xét kỹ hơn về tình hình NQH của các TCTD

Bảng 18: Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ

Đợn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nợ quá hạn 1,33 100% 2,13 100% 1,38 100% 1. Nợ cần chú ý (dưới 90 ngày) 0,794 59,7% 1,327 62,3% 0,874 63,35%

2. Nợ dưới tiêu chuẩn ( từ

90-180 ngày) 0,392 29,47% 0,604 28,36% 0,347 25,18%

3. Nợ nghi ngờ ( từ

181-360 ngày 0,125 9,38% 0,131 6,12% 0,114 8,25%

4. Nợ có khả năng mất

vốn (trên 360 ngày) 0,019 1,45% 0,068 3,22% 0,045 3,22%

(Nguồn: phòng kế toán, ngân quỹ của QTDTW Chi nhánh Nam Định)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ có khả năng mất vốn năm 2007 có tỷ trọng là 1,45% trên tổng nợ quá hạn, năm 2008 quy mô của nhóm này tăng lên 0,049 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 giảm 0,023 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 3,22%. Nếu như nợ có khả năng mất vốn chiếm một tỷ trọng nhỏ thì nợ cần chú ý lại chiếm một tỷ trọng đa số trong tổng nợ quá hạn. Năm 2007 tỷ trọng là 59,7%, năm 2008 tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng, tăng lên 0,533 tỷ đồng, đến năm 2009 tuy vẫn tăng về tỷ trọng nhưng đã giảm về quy mô, giảm 0,543 tỷ đồng. riêng nhóm nợ dưới tiêu chuẩn giảm đều hàng năm, đến năm 2009 là 0,347 tỷ đồng chiếm 25,18% tổng nợ quá hạn. Nhóm nợ nghi ngờ tăng vào 2008 và giảm vào 2009, năm 2009 là 0,114 tỷ đồng chiếm 8,25% tổng nợ quá hạn.

Như để phân tích ở trên các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ của Chi nhánh là khá tốt. Chi nhánh đã rất tích cực trong việc mở rộng hoạt động tín

dụng, tăng hiệu quả trong công tác thu nợ. Các khoản nợ tăng, giảm không đồng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2008 thì tất cả các khoản nợ hầu như đều tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn không đạt hiêụ quả, hoạt động kinh doanh giảm sút làm cho mất khả năng trả nợ đúng hạn. Điều này dẫn đến làm cho công tác thu nợ của TCTD gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sang đến năm 2009 bằng các chính sách, biện pháp xử lý kịp thời kết hợp với các chính sách của Chính phủ, của NHNN Chi nhánh đã đưa ra các kế hoạch đốc thúc khách hàng để có thể thu hồi nợ một cách nhanh nhất. Thêm vào đó ngoài việc thẩm định và thực hiện đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng thì Chi nhánh đã kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn. Đồng thời Chi nhánh chấm dứt quan hệ với những khách hàng không có khả năng trả nợ và không tiếp tục gia hạn nợ cho các khoản nợ đã quá hạn từ lâu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w