Hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 58 - 59)

Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời lớn nhất của một TCTD. Vì vậy việc đánh giá nguồn vốn huy động được sử dụng như thế nào trong hoạt động tín dụng là một công tác vô cùng quan trọng. Do đó chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng.

Bảng 14: Hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tổng dư nợ 157 193,2 260,7

2. Tổng nguồn vốn huy động 335,5 426,5 554,5

3. Hiệu suất sử dụng vốn (1/2) 46,8% 45,3% 47,8%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007, 2008, 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2007 đạt 46,8%, năm 2008 giảm so với 2007 đạt 45,3%, năm 2009 tình hình hiệu suất sử dụng vốn được cải thiện và đây là năm có kết quả tốt nhất trong ba năm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn ở mức tạm được nhưng so với các TCTD khác thì đây là một con số khá thấp. Điều này thể hiện Chi nhánh chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có, chưa khai thác

hết tiềm năng của khách hàng trên địa bàn. Nguyên nhân một phần vốn huy động không được cho vay toàn bộ mà còn phải điều hoà vốn cho các Quỹ thành viên. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Bởi vì nếu không sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì Chi nhánh vừa mất chi phí cho việc huy động mà lại không mang lại thu nhập từ việc cho vay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w