1.2.4.1. Những thuận lợi khi cho vay DNNQD
Do đặc điểm chung của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cho vay những doanh nghiệp này có một số thuận lợi sau:
- Thời hạn tín dụng: Nhu cầu vay vốn của các DNNQD thường ở mức nhỏ và trung bình với thời hạn ngắn và trung hạn. Cho vay ngắn hạn rồi chuyển dần sang cho vay các thời hạn dài hơn là đặc trưng của tín dụng Ngân hàng. Nguồn huy động của NHTM chủ yếu là ngắn hạn; do đó thời hạn tín dụng không dài đối với DNNQD tương thích với nguồn vốn của NHTM, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng, tạo thuận lợi lớn trong cho vay.
- Thuận lợi hơn trong quá trình thẩm định, giám sát khoản vay. Tính chất các khoản vay của các DNNQD quy mô không lớn, thời gian không dài nên mức độ phức tạp, mức độ rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh không cao. Điều này giúp cho các NHTM dễ dàng hơn trong thẩm định
và giám sát khoản vay, tốn kém ít chi phí, nhanh chóng, ít sai sót hơn so với những món vay có quy mô lớn, thời gian dài.
- Thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý, hành chính: Khi cho vay DNNQD dễ dàng hơn, đơn giản hơn về mặt thủ tục pháp lý hành chính so với các DNNN. Bởi lẽ phương án sản xuất kinh doanh của DNNN phải thông qua sự phê duyệt của Nhà nước, đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý, hành chính liên quan. Các DNNQD tự chủ về hoạt động kinh doanh, không bị ràng buộc về thời gian hoàn thành và số lượng giấy tờ pháp lý hành chính cần thiết để tiấp cận nguồn vốn NHTM.
Ngoài ra khoản cho vay DNNQD thường có quy mô phù hợp với nguồn vốn Ngân hàng thương mại nên Ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng , không cần phải kêu gọi đồng tài trợ của các TCTD khác. Ngân hàng có được sự chủ động dẫn tới thuận lợi lớn trong giải ngân, thẩm định và giám sát khoản vay.
1.2.4.2. Những khó khăn khi cho vay DNNQD
Khó khăn thường gặp nhất là vấn đề hạch toán tài chính của các DNNQD. Nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa bộ phận quản lí và kế toán; trình độ kế toán yếu kém, còn nhiều hạn chế, hạch toán không đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành, gây khó khăn cho quá trình cho vay. Một số doanh nghiệp xin vay vốn vượt quá nhu cầu cần vay để sản xuất kinh doanh; thậm chí còn có tình trạng hạch toán gian lận để được vay vốn do đó dẫn tới những rủi ro lớn cho Ngân hàng nếu không thẩm định kỹ và giám sát tốt trong quá trình thực hiện cấp tín dụng.
Thứ hai, các Ngân hàng còn e ngại cho vay các DNNQD, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Vì các doanh nghiệp này chưa có mấy tiếng tăm, không có sự “hậu thuẫn” của Nhà nước; cho vay những doanh nghiệp
này Ngân hàng thường gặp phải rủi ro nhiều hơn. Nguy cơ về khả năng mất vốn cao hơn nên Ngân hàng khó khăn hơn để đưa ra quyết định cho vay.
Thứ ba, vấn đề về TSĐB. Khi khách hàng xin vay nói chung các Ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp có TSĐB. Một phần không nhỏ các DNNQD không có hoặc không đủ TSĐB cho món vay,kể giấy tờ pháp lý. Cho vay đối với những DNNQD mới đi vào hoạt động hoặc các dự án sản xuất kinh doanh lớn Ngân hàng sẽ gặp kho khăn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm TSĐB.
Ngoài ra Ngân hàng còn gặp phải một số khó khăn khác như môi trường pháp lý chưa đồng bộ, chồng chéo; các điều kiện kinh tế - xã hội khác.