Những thách thức

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD (Trang 73 - 74)

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nộ

3.1.2. Những thách thức

Theo kết quả khảo sát do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc phối hợp cùng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thực hiện thì có 42% doanh nghiệp và 50% dân cư có ý định sẽ lựa chọn vay tiền từ các Ngân hàng nước ngoài. Với năng lực cạnh tranh dưới mức trung bình( 4/10 điểm) các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

Một là, các Ngân hàng trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Các NHTM trong nước quy mô vốn nhỏ, mạng lưới tổ chức chưa lớn, còn hạn chế về trình độ, năng lực quản lý và kiểm soát do đó sẽ rất khó cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài có ưu thế hơn về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

Hai là, việc mở cửa thị trường tài chính trong nước sẽ làm tăng rủi ro. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro từ tác động bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn do đó cũng làm tăng rủi ro cho Ngân hàng trong khi năng lực điều hành, quản lý, giám sát hoạt động, thông tin chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, Ngân hàng trong nước còn gặp phải rủi ro khi các Ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát thông qua hình thức góp vốn và mua cổ phần.

Ba là, thách thức về nhân lực và tổ chức quản lý. Nguồn nhân lực trong nước chưa được đào tạo, trang bị kiến thức cần thiết về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là thách thức lớn, phải thật nỗ lực mới có thể vượt qua được.

Bốn là, môi trường pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều rào cản pháp lý hành chính gây trở ngại cho sự

phát triển Ngân hàng nói chung và hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNQD nói riêng.

Năm là, hạn chế về phía doanh nghiệp. Với những cam kết về cắt giảm thuế quan, xoá dẫn chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; trong khi hàng hoá dịch vụ Việt Nam chất lượng còn thấp, giá thành cao, chưa đáp ứng được sự đa dạng về thị hiếu của người tiêu dung. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn cho Ngân hàng.

Như vậy Ngân hàng đang đứng trước những cơ hội lớn cho sự phát triển nhưng cũng phải đối đầu với những khó khăn thách thức Ngân hàng cần có một số biện pháp như: Sắp xếp cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng Ngân hàng hiện đại, đổi mới công nghệ, đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, từng bước khẳng định thương hiệu và vị trí của mình, chú trọng phát triển những dịch vụ đặc thù có tính cạnh tranh cao…

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD (Trang 73 - 74)