Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nộ
3.4.4. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước
Các cơ quan quản lý Nhà nước tạo môi trường kinh doanh ổn định và phát triển: cần có những chính sách, biện pháp đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, công bằng cho hoạt động doanh nghiệp trong đó có DNNQD và Ngân hàng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ cấp giấy phép hoạt động, chứng nhận các giấy tờ có liên quan.
Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các DNNQD phát triển, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, minh bạch hoá các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN, hệ thống các NHTM Nhà nước để tạo ra động cơ kinh doanh mới, tăng năng lực điều hành. hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, nang cao năng lực quản lý, năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh cho các NHTM trong quá trình hội nhập.
Xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đồng bộ cho hoạt động Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng.
Nhà nước nên cho phép thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương để bảo lãnh cho các DNNQD vay vốn Ngân hàng. Quỹ này được lấy từ ngân sách của địa phương, còn có trách nhiệm tiếp nhận các khoản đầu tư bên ngoài để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ,Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất vá đảm bảo kinh phí hoạt động cho quỹ này.
Ngoài ra, cũng cần nâng cao phong cách, tác phong, thái độ, trách nhiệm của cán bộ công chức để nâng cao hiệu quả làm việc; quyết tâm thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu” nhưng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý.
Tóm lại: Trong chương 3, dựa trên cơ sở những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong việc cho vay DNNQD tại Chi nhánh đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những khó khăn, hạn chế tạo điều kiện thuận
lợi cho các DNNQD tiếp cận một cách dễ dàng, hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng và Chi nhánh thực hiện được mục tiêu mở rộng cho vay đối với DNNQD của mình.
Kết luận
Nền kinh tế thị trường ngày càng sôi động, đặc biệt là khi cánh cửa WTO mở rộng mang đến nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt nam. Các DNNQD đã tăng lên một cách đáng kể, đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, đây là thị trường tín dụng đầu ra lớn và tiềm năng cho các NHTM. Trên cơ sở lựa chọn và phân tích đề tài: “Mở rộng cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội”, chuyên đề gồm có những nội dung chính sau:
Một là, hệ thống hoá các đặc điểm, vai trò, phân loại DNNQD trong nền kinh tế hiện nay và khái quát hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD.
Hai là, phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội. Đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn còn tồn tại cần khắc phục để mở rộng cho vay DNNQD tại Chi nhánh.
Ba là, trên cơ sở thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với Ngân hàng cấp trên, cơ quan quản lý Nhà nước, các DNNQD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNQD tiếp cận được với nguồn vốn Ngân hàng và Ngân hàng mở rộng được hoạt động cho vay của mình đối với đốí tượng này.
Trong chuyên đề này, tôi đã vận dụng những hiểu biết chung về DNNQD, những kiến thức cơ bản về hoạt động cho vay DNNQD cùng với những kiến thức và kinh nghiệm thu thập được trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo; tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng tín dụng của Ngân hàng đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.