Nâng cao công tác thẩm định; xử lý các tài sản có vấn đề

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD (Trang 85)

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nộ

3.3.4. Nâng cao công tác thẩm định; xử lý các tài sản có vấn đề

Khi cho vay Chi nhánh cần thẩm định kỹ, giám sát sát sao, hỗ trợ các DNNQD giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thẩm định, đánh giá DNNQD để hạn chế tối đa rủi ro, tạo thuận lợi cho khách hàng, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay, giữ chân và mở rộng khách hàng.

Chi nhánh cần có chính sách đối với các tài sản có vấn đề gồm: cách thức xác định tài sản đáng ngờ, các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận, mức độ nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, khai tác và thanh lý TSĐB. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác cho vay thu nợ, xử lý nợ. Khi phát hiện các khoản nợ có vấn đề đầu tiên nhân viên tín dụng phải xác định tính nghiêm trọng của vấn đề rồi đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Có thể thực hiện một số biện pháp sau: yêu cầu khách hàng có thêm tài sản thế chấp, nếu khách hàng không thể tăng thêm tài sản đề nghị khách hàng có sự bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba như người cung ứng, cổ đông…; giúp đỡ thu hồi các khoản nợ của khách hàng , gia hạn nợ, tăng thêm vốn cho khách hàng; nhân viên tín dụng có thể cố vấn cho khách hàng về việc bán sản phẩm, thu ngân, sản xuất…Nguyên tắc của Ngân hàng là không bao giờ được “giết” con nợ tức là không đẩy con nợ đến chỗ phá sản, cho nên trong hoạt động cho vay đối với DNNQD các biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng được coi là cách hay nhất để xử lý một khoản tín dụng đã trở thành nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận thấy khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay không thu được kết quả thì Chi nhánh tiến hành thanh lý TSĐB của khách hàng vay.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD (Trang 85)