Hiện nay có hai phương pháp thẩm định rủi ro dự án mà các NHTM thường hay sử dụng là: phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình huống.
* Phân tích độ nhạy ( Sensitivity Analysis ):
Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự trong dự án, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án các yếu tố này có thể sai lệch. Vì vậy khi thẩm định tài chính dự án cần phải đánh giá sự ổn định của các yếu tố đầu vào, đầu ra cảu dự án khi có sự biến động. Nói cách khác cần phải phân tích độ nhạy của dự án theo những nhân tố biến động. Trong phân tích độ nhạy, người ta dự kiến một số tình huống rủi ro xảy ra trong tương lai làm các yếu tố đầu vào hay đầu ra thay đổi theo chiều
hướng xấu cho dự án như: giá nguyên-nhiên-vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu giảm...Những rủi ro đó có thể dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính thay đổi như: NPV, IRR, PI, PP, ....Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định ( độ nhạy cảm cao ) thì buộc ngân hàng phải xem xét, tính toán lại và thậm trọng trước khi ra quyết định đầu tư.
Trong phân tích độ nhạy có thể phân tích một nhân tố thay đổi hoặc nhiều nhân tố cùng thay đổi đồng thời. Khi phân tích độ nhạy theo một nhân tố thay đổi cần chọn biến có khả năng thay đổi nhiều nhất, cho biến đó thay đổi trong một giới hạn nhất định còn những biến khác được giữ nguyên để đánh giá tác động của biến đó đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đặc biệt là chỉ tiêu NPV, IRR. Tuy nhiên trên thực tế nhiều biến có thể thay đổi đồng thời, do vậy cần phải tính toán lại sự thay đổi và tác động đồng thời của nhiều yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, từ đó đánh giá lại độ ổn định, an toàn của dự án trước khi ra quyết định đầu tư.
Để phân tích độ nhạy của dự án thông thường qua bốn bước:
- Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu. Muốn vậy cần phải căn cứ vào số liệu thống kê trong quá khứ, số liệu dự báo về tương lai và kinh nghiệm thẩm định của cán bộ thẩm định .
- Bước 2: Trên cơ sở nhận định được những nhân tố biến động ở trên, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra so với số liệu ban đầu.
- Bước 3: Có thể chọn ra một chỉ tiêu điển hình và cho nó biến động còn các nhân tố khác không đổi hoặc có thể cho nhiều nhân tố biến động đồng thời tác động đến dự án để phân tích các chỉ tiêu tài chính theo các nhân tố đó (điển hình là chỉ tiêu NPV và IRR)
- Bước 4: Tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: NPV, IRR ... trên cơ sở cho các biến số tăng/giảm cùng một tỷ lệ phần trăm nào đó.
∆Fi E =
∆Xi Trong đó:
E: Chỉ số độ nhạy
Fi: Mức độ biện động (%) của chỉ tiêu hiệu quả
Xi: Mức độ biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng
Kết quả sẽ cho biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
Tuy nhiên, phương pháp phân tích độ nhạy cũng có một số nhược điểm: Thứ nhất, phân tích độ nhạy không tính đến xác suất xảy ra sự kiện.
Thứ hai, phân tích độ nhạy không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số.
Thứ ba, việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên của các biến số hiệu quả quan sát được.
* Phân tích tình huống ( Scenario Analysis ):
Mặc dù phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến nhất đối với các nhà phân tích và thẩm định dự án song phương pháp này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thẩm định tài chính dự án đầu tư, các ngân hàng còn sử dụng phương pháp phân tích tình huống hay phân tích xác suất. Theo phương pháp này, những giá trị khác nhau của đầu ra hoặc đầu vào của dự án tương ứng với những xác suất nhất định. Những xác suất này cần được tính đến trong phân tích dự án. Phương pháp này cho phép tìm thấy một giá trị thực tế mong muốn trong điều kiện bất định.
Để thực hiện phân tích tình huống cần thực hiện qua bốn bước:
- Bước 1: Xác định những nhân tố đầu vào không an toàn cùng những biến cố có thể của nó .
- Bước 2: Xác định xác suất cho những biến cố của những đầu vào không an toàn.
- Bước 3: Tính giá trị của các nhân tố đầu vào theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Bước 4: Tính toán lại các chỉ tiêu đầu ra theo giá trị của những nhân tố đầu vào đã tính đến xác suất của chúng.
Tuy nhiên phương pháp phân tích tình huống cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định như:
Phương pháp phân tích tình huống cho phép xem xét một cách toàn diện hơn những nhân tố đầu vào bất định của dự án, kết quả nhận được của thẩm định tài chính dự án đầu tư như là kết quả tổng hợp của những nhân tố đó trong điều kiện trung bình vì vậy giúp các nhà đầu tư nhanh chóng ra quyết định. Nhưng kết quả của sự phân tích chịu ảnh hưởng rất lớn của việc xác định xác suất cho những biến cố có thể có của những giá trị đầu vào không an toàn.