Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình (Trang 78 - 79)

1. 3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng

3.2.5.Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định

động thẩm định dự án:

Nhằm thực hiện tốt quá trình chuyên môn hoá hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng nên quan tâm hàng đầu tới nhóm giải pháp về tổ chức điều hành. Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng.

Các dự án được đưa đến NH có quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Vì vậy, việc phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế, trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư; thực hiện chuyên môn hoá trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng và bản thân nghiệp vụ thẩm định cũng cần được chuyên môn hoá theo ngành, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống của ngân hàng nhằm phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Cần có sự kết hợp giữa Ngân hàng Trung ương và các chi nhánh của từng ngân hàng. Ngân hàng Trung ương sẽ là nơi chỉ đạo toàn bộ hoạt động về nghiệp vụ thẩm định, ra các văn bản pháp lý trong hệ thống ngân hàng và trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định nói chung. Ở các chi nhánh thì nên thành lập tổ thẩm định trực thuộc phòng tín dụng hoặc tách thành một phòng, ban riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình (Trang 78 - 79)