Những nguyên nhân gây ra hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình (Trang 59 - 66)

1. 3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng

2.3.3.Những nguyên nhân gây ra hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án tạ

chính dự án tại NHCT Ba Đình.

a/ Nhóm nguyên nhân chủ quan:

* Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam trong đó có NHCTBĐ không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định.Việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế sau: Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào; hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng; ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm

thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa, có tính hình thức.

* Thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng còn nhiều hạn chế , hiện nay chi nhánh tuy có điều tra thêm và xác định lại mức độ chính xác của thông tin nhưng mức độ còn thấp, đa số sử dụng thông tin do khách hàng cung cấp, Chi nhánh vẫn chưa tạo được sự thống nhất và liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác của Nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kiểm toán... để quản lý chặt chẽ thông tin về khách hàng trong tất cả các khâu. Ngân hàng tuy đã có sử dụng hình thức điều tra trực tiếp khách hàng tại địa điểm sản xuất để thẩm định những thông tin do khách hàng cung cấp nhưng điều này còn hạn chế đặc biệt là đối với những khách hàng hoạt động trên địa bàn xa, hoặc hoạt động phân tán trên nhiều địa bàn thì ngân hàng khó có thể thực hiện điều này. Hiện nay ngân hàng chưa sử dụng phổ biến hình thức thẩm định thông tin về khách hàng qua các trung gian như công ty tư vấn về các lĩnh vực hoạt động của dự án, chủ yếu vẫn dựa vào trình độ và kinh nghiệm làm việc của các bộ thẩm định do sự hạn chế về kinh phí hoạt động nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khâu điều tra, đánh giá thông tin về dự án .

* Khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án: Theo lý tuyết, tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động nhưng trong hồ sơ dự án mà chủ dự án trình lên ngân hàng chỉ nêu ra mức vốn cố định của dự án mà không đề cập đến nguồn vốn lưu động của dự án nên ngân hàng dù có yêu cầu khách hàng giải trình nhưng cũng không xác định được chính xác mức vốn lưu động của dự án. Việc không xác định được chính xác mức vốn lưu động và tổng vốn đầu tư của dự án làm giảm tính chính xác và mức tin cậy của kết quả thẩm định đặc biệt là khi tính toán các chỉ tiêu liên quan đền dòng tiền của dự án.

* Khi thẩm định doanh thu- chi phí của dự án: Đây là những nội dung có phạm vi rất rộng, ngân hàng không có điều kiện để điều tra nghiên cứu thị trường về mức cung cầu sản phẩm của dự án, công suất của máy móc, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào của dự án, khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm hay sự ổn định trong việc cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất... nên các chỉ tiêu tài chính trong thẩm định của ngân hàng chi mang tính chất ước lượng dựa trên những dự toán của chủ dự án. Điều này rất dễ xảy ra với các khách hàng quen thuộc của ngân hàng hay là khách hàng do một cán bộ thẩm định chuyên phụ trách, cán bộ thẩm định có thể bị ảnh hưởng của mối quan hệ với khách hàng của ngân hàng trong quá khứ và kinh nghiệm thẩm định của bản thân nên dễ dẫn đến thái độ chủ quan trong khi thẩm định, coi nhẹ việc xác minh lại thông tin do khách hàng cung cấp, điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng.

* Tuy ngân hàng đã đưa thẩm định rủi ro của dự án vào nội dung thẩm định tài chính dự án nhưng việc phân tích độ nhạy của dự án còn mang tính đơn điệu và chung chung, chưa sát thực. Đa số các dự án đều phân tích độ nhạy theo một mức thay đổi cố định trong các năm thực hiện dự án nên không phản ánh được mức độ thay đổi chính xác của các yếu tố trong từng năm tác động đến việc thực hiện dự án.

b/ Nhóm nguyên nhân khách quan: * Từ môi trường kinh tế- xã hội:

Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường đã nhiều năm nhưng thị trường nước ta còn nhỏ lẻ, nền kinh tế thị trường chưa phát triển toàn diện, hoạt động kinh tế còn manh mún chưa tập trung nên nhu cầu đầu tư theo dự án tuy có gia tăng về cả số lượng và quy mô nhưng chất lượng dự án đầu tư còn chưa cao. Các định hướng vĩ mô của nền kinh tế chưa khuyến khích mạnh mẽ hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trong nước nên chưa thúc đẩy hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng phát

triển, công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay chưa có điều kiện hoàn thiện tốt hơn.

* Môi trường pháp lý:

Những quy định của Chính Phủ hay của Bộ tài chính hiện nay còn chưa rõ ràng và thiếu chính xác nhiều khi các văn bản pháp luật ban hành có nội dung “chồng chéo” thậm chí mâu thuẫn nhau nên gây khó khăn cho ngân hàng trong khi thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án. Các chính sách của Nhà nước ban ra được thay đổi liên tục giữa các bộ, ngành làm cho mọi hoạt động cũng phải thay đổi theo. Có những chính sách, quy định vừa mới ban hành các chủ dự án và ngân hàng chưa quen áp thì đã lại được sửa đổi bổ sung, điều chỉnh theo quan điểm vừa làm vừa sửa dẫn đến việc ra đời của hàng loạt những quy định mới, chính sách mới... Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường hoạt động không hiệu quả, giảm tính ổn định, tính chính xác và tăng khả năng xảy ra rủi ro của dự án, gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính dự án.

* Từ phía chủ dự án:

Môi trường kinh tế ngaỳ càng phát triển đa dạng và luôn biến động không ngừng, nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế ngaỳ càng tăng, bên cạnh các nhà đầu tư tư có chiến lược kinh doanh giỏi, có năng lực quản lý và điều hành công việc thi cũng có những nhà dầu tư chưa có kinh nghiệm hoặc không đủ năng lực kinh doanh. Với họ có thể chưa an hiểu hết về các thủ tục quy định của ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn nên thông tin họ cung cấp cho ngân hàng có thể thiếi sót hoặc chưa phải là thông tin quan trọng nhất nên kết quả thẩm định tài chính dự án của ngân hàng sẽ không cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên cũng có những nhà đầu tư có kinh nghiệm trong kinh doanh và quản lý dự án nhưng họ có tính làm sai sự thật, lừa dối nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng vì vậy hồ sơ dự án xin vay vốn của họ khá hàon chỉnh ít sai sót thậm chí rất khả thi và hiệu quả. Vì vậy thái độ trung thực hay không của chủ dự án trong việc cung cấp thông tin

về dự án cho ngân hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án, đòi hỏi người cán bộ thẩm định tài chính dự án cá có kinh nghiệm và trình độ trong công việc thì mới phát hiện và phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Để phát hiện điều này là cực kỳ khó khăn với các ngân hàng, không thể biết trước các hành vi của chủ dự án có thể thực hiện khi họ cố tình lừa gạt ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần kiểm tra về năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của chủ dự án trước khi thẩm định tài chính dự án để đảm bảo đồng vốn đầu tư của ngân hàng được sử dụng an toàn, đúng mục đích và hiệu quả.

CHƯƠNG III.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

3.1.Định hướng cho hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình.

3.1.1.Định hướng chung:

* Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2006.

- Tổng nguồn vốn huy động 4270 tỷ, trong đó VNĐ đạt 3950 tỷ.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế 2800 tỷ, trọng đó VNĐ 1977 tỷ, trong đó tỉ trọng nợ xấu là 1,07%.

- Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ đã được xử lý 43300 triệu đồng. - Thu dịch vụ ngân hàng: gấp 2 lần thực hiện năm 2005.

- Lợi nhuận chưa trích DPRR là 140 tỷ đồng. * Biện pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tiếp tục tìm kiếm và khai thác các doanh nghiệp có nguồn gửi lớn tại chi nhánh, trong đó chú ý tới các Ban quản lý dự án có sử dụng vốn từ các tổ chức quốc tế, chuyển vốn về giải ngân tại chi nhánh.

Đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi dân cư với lãi suất linh hoạt, hình thức khuyến mãi khách hàng phong phú.

Quảng bá kịp thời các tiện ích, giá trị gia tăng của các sản phẩm huy động vốn.

- Nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn: Tiếp tục khai thác các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn, đồng thời phân tích đánh giá, chọn lọc xếp hạng khách hàng vay vốn để xác định giới hạn vay vốn cho từng đơnvị, trước khi ký hợp đồng tín dụng năm 2006, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ chính sách pháp luật của nhà nước. Trong quá trình cho vay, phải thường

xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu dư nợ và tiếp tục tăng trưởng tín dụng bền vững.

Về thu nợ đã được xử lý: phân công cho từng cán bộ tín dụng, cán bộ phụ trách chịu trách nhiệm thu nợ của từng đơn vị đã được xủ lý theo kế hoạch được giao. Định kỳ có kiểm điểm tiến độ thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú trọng hơn nữa tới cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu dùng.

- Hoàn thiện và phát triển mạng lưới, nghiệp vụ kinh doanh theo cơ cấu lại tổ chức của hệ thống NHCTVN tại chi nhánh, phát triển thêm 3 điểm giao dịch trước tháng 6/2006.

- Đổi mới cơ chế quản trị điều hành trong công tác chỉ đạo phù hợp với chương trình hiện đại hoá, phân công, phân cấp rõ ràng từ giám đốc đến từng nhân viên để đảm bảo xử lý công việc nhanh chóng, có hiệu quả và đảm bảo an toàn tài sản theo quy chế quản lý của hệ thống NHCTVN. - Phát triển các dịch vụ ngân hàng mang tính đột phá đặc biệt là công tác

phát hành thẻ và các dịch vụ khác nhằm nâng cao tỉ trọng thu nhập về dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2006 phát hành được 8000 thẻ.

- Thực hiện khai thác các kết quả của chương trình hiện đại hoá theo tiến độ hoàn thành chương trình hiện đại hoá INCAS và thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của hệ thống NHCTVN nhằm xử lý nhanh các giao dịch, đồng thời đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối của toàn hệ thống.

- Mỗi cán bộ nhân viên phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm và thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ dưới nhiều hình thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để đáp ứng được nhu yêu kinh doanh theo tình hình mới với phong cách gaio dịch văn minh, lich sự, không để công việc châm trễ, mọi vướng mắc của khách hàng phải được giải quyết kịp thời, thoả đáng.

- Nghiêm túc thực hiện các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra, kiểm soát và kịp thời khắc phục theo yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra những sai sót, vi phạm. An toàn tuyệt đối kho quỹ và thực hiện tốt các quy định bảo mật và khai thác của NHCT yêu cầu như: Mã thẩm quyền, an ninh trong thanh toán điện tử, niêm yết các quy định về an toàn bảo mật thông tin tại nơi làm việc và các điểm giao dịch...

- Triển khai trụ sở làm việc tại 126 Đội Cấn theo phê duyệt của NHCTVN. Phấn đấu để công trình sớm được khởi công vào đầu quý II năm 2006.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình (Trang 59 - 66)