Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu gạo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 45 - 49)

10 Sản phẩm chất dẻo 8, 11 Gambia (2,0)

2.3.Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu gạo Việt Nam.

USD. Mặt hàng chủ yếu xuất sang thị trường này là gạo 15% tấm và nếp 10%. Tiếp đến là Singapore với trên 1.000 tấn, trị giá 819 nghìn USD. Mặt hàng chủ yếu được xuất sang thị trường này là gạo 100% tấm, gạo 15% tấm, gạo 5% tấm và gạo giống Nhật 5% tấm.

Một số thị trường khác.

Ngoài những thị trường trên còn một số thị trường như thị trường Châu Âu là một thị trường cũ rất khó tính. Nhưng Việt Nam cũng cần có những biện pháp để thoả mãn tiêu chuẩn về chất lượng gạo cho thị trường này.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu gạo Việt Nam. Việt Nam.

Thứ nhất,quá trình thu gom cũng theo kiểu “ăn xổi ở thì”, chỉ biết gom cho đủ số lượng, không cần phân biệt đó là loại lúa gì! Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đều thu mua theo kiểu “chạy sô” chứ không nghĩ đến việc bình ổn thị trường nội địa.Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp xem lúa hạt dài hay hạt ngắn đều “cá mè một lứa”, thu mua tứ tung rồi trộn chung lại để cung ứng cho đối tác. TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhìn nhận: “Kiểu làm này khiến từ lâu Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo. Thành ra, hạt gạo Việt Nam dù đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng bên ngoài bao bì đôi khi lại mang dòng chữ “made in” của một nước thứ ba”. Chính vì vậy, chất lượng gạo không cao. Khi bên đối tác có khiếu nại về chất lượng gạo thì không biết tìm ai để hỏi.

Thứ hai, Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thiếu hệ thống.Gần đây, một vài doanh nghiệp như Công ty Gạo Việt thuộc Gentraco Cần Thơ, Công ty xuất nhập khẩu An Giang… đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con. Tuy nhiên đó cũng chỉ là vài doanh nghiệp đơn lẻ, làm thử

nghiệm chứ chưa tổ chức thực hiện một cách có hệ thống. Tuy là một số ít, nhưng với chất lượng kém đã làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ ba,sản xuất còn nhỏ lẻ. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm cung cấp trên 51% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Với sản lượng lúa sản xuất lớn nhất của cả nước nên mức sống của nông dân được nâng lên trong những năm gần đây.

Ông Bùi Phong Lưu, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí công - nông nghiệp Bùi Văn Ngọ, nhận xét: “Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL còn nhiều hạn chế, đó là sản xuất theo quy mô nhỏ, tự phát, một cánh đồng trồng nhiều loại giống. Các chi phí dùng cho sấy, tồn trữ, xay xát và chế biến lúa gạo còn thấp, khoảng 7%/tổng giá trị sản xuất; các phụ phẩm trấu, cám, tấm chưa được quan tâm chế biến thành sản phẩm cao cấp như trích ly và tinh luyện dầu cám, sử dụng trấu cho nhà máy điện trấu, bêtông nhẹ...

Chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo của chúng ta luôn bán thấp hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 30-40 USD/tấn; gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp...”.

Thứ tư,tại sao gạo xuất khẩu của Thái Lan giá cao hơn gạo của Việt Nam? Theo các chuyên gia, có hai lý do cơ bản. Đó là chất lượng gạo Việt Nam thường thấp hơn gạo Thái Lan, vì không đa dạng và chất lượng xay xát không tốt. Bên cạnh đó là việc rủi ro trong giao dịch với nhà xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, thị trường gạo Việt Nam đang đối mặt với những thách thức khó khăn về nguồn cung và cầu các loại gạo khác nhau. Chưa kể, chất lượng gạo cũng có vấn đề, liên quan đến khả năng sấy khô, xay xát và tồn trữ!

Việt Nam là nước trồng lúa có sức cạnh tranh và có hiệu quả trên thị trường thế giới. Như đã nói ở trên, Việt Nam là nước có năng suất lúa gạo cao so với thế giới, trong khi chất lượng gạo của Việt Nam thấp hơn hẳn so với Mỹ và Thái Lan. Ðiều này được phản ánh ở giá gạo thấp hơn. Những năm gần đây, khoảng

cách với giá gạo Thái Lan được thu hẹp lại cho thấy những tiến bộ về mặt chất lượng của gạo Việt Nam

Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng, bước đi của hạt gạo sẽ không ổn định nếu không xây dựng một kế hoạch phát triển và tạo dựng thương hiệu sản phẩm có hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Song, điều làm cho chúng ta băn khoăn là hiện nay cuộc sống của người nông dân vẫn còn thấp, thu nhập và tăng trưởng của ngành này vẫn còn nhiều khó khăn”. Lý giải cho vấn đề này, tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc cho biết thêm, có nhiều nguyên nhân làm cho cuộc sống của người nông dân còn khó khăn. Nhưng, một vấn đề quan trọng được đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuỗi giá trị gạo khu vực ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.

Đặc biệt, trong đó những hoạt động trong chuỗi cung ứng như nhà cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như gạo nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO.

Thực tế, trong những năm gần đây khi lúa thu hoạch rộ mùa đều rơi vào tình trạng rớt giá. Điều này chứng tỏ mối liên kết giữa người sản xuất và hệ thống phân phối chưa gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, ở các khâu sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo còn nhiều hạn chế.

Không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trong nước; nhất là tại các thành phố lớn, vẫn có mặt gạo Thái Lan. Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, bên cạnh các yếu tố về đảm bảo chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối... cần phải xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo cũng như đầu tư sản xuất, đảm bảo chất lượng bao giờ cũng cần sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất, thương lái, tiêu dùng... Tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thuộc Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường đại học Cần Thơ), cho biết: “Sản xuất một sản phẩm bao gồm những hoạt động kết nối với nhau nhằm mục đích tăng giá trị của sản phẩm đó.

Và những hoạt động đó cùng tạo thành chuỗi giá trị của sản phẩm. Đó là những hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm hoạt động cung ứng đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng”.

Còn ông Bùi Phong Lưu, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí công - nông nghiệp Bùi Văn Ngọ, cho rằng: “Để có được thương hiệu gạo đủ sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường, chúng ta cần tạo sự gắn kết 4 nhà bằng cách xây dựng công ty cổ phần, gồm các cổ đông là nhà nông, nhà chế biến, nhà đầu tư kinh doanh, nhà khoa học. Công ty cổ phần này nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh lúa gạo chất lượng cao và xây dựng thương hiệu để đưa sản phẩm tạo ra “bay cao” trên thị trường”.

“Trong thời kỳ hội nhập WTO, thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng, là “vũ khí “ cạnh tranh bên cạnh các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối. Chúng ta bỏ qua việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là tự mình từ bỏ một tiềm lực lớn trong nền kinh tế hội nhập “- Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khẳng định.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 45 - 49)