0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Những khó khăn về chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 36 -40 )

2 Thực trạng về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng 1 Tín hiệu khả quan về chất lượng gạo Việt Nam.

2.2 Những khó khăn về chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam và khả năng cạnh tranh của nó vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm:

Thứ nhất, trên thực tế, thị trường gạo thơm còn biên độ khá rộng. Ấn Độ là quê hương của phần lớn các giống lúa thơm hiện nay tại châu Á: 72/104 giống vì vậy các giống lúa thơm của Ấn Độ rất đa dạng, hạt nhiều màu sắc, cơm dẻo và đậm, chủ yếu được người dân trồng, sử dụng trong các dịp tế lễ. Hiện Ấn Độ là một trong vài quốc gia xuất khẩu gạo thơm hàng đầu. Tuy nhiên, nước trồng và xuất gạo thơm lớn nhất lại là Thái Lan. Người Thái rất nhạy bén trong việc tìm kiếm các đặc sản độc đáo của riêng họ để xuất khẩu ra nước ngoài. Trong 6,6 triệu tấn gạo thơm được mua bán trên thị trường thế giới năm 2004, Thái Lan nắm giữ 47% nguồn hàng, Ấn Độ 32%, còn lại là một số quốc gia Nam Á khác, Việt Nam chỉ có 100.000 tấn.

Thứ hai, thách thức về chất lượng và giá thành. Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng

để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ 23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.

Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.

Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu về các loại gạo có chất lượng cao, đặc sản . Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.

Thứ tư, Chất lượng gạo trong các thị trường chủ lực.

Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết trong năm 2007 các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ ưu tiên số 1 cho thị trường Nhật Bản và dự kiến sẽ xuất sang thị trường này khoảng 150.000 – 170.000 tấn gạo. Nhật Bản được đánh giá là thị trường khó tính, nhưng bù lại giá xuất khẩu gạo sang thị trường này luôn ở mức cao hơn sao với các thị trường khác. Ưu tiên xuất khẩu gạo sang thị trường này là phù hợp với chiến lược nâng cao chất lượng và giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo cơ quan thương vụ tại Nhật Bản, kết quả đấu thầu gạo theo phương thức thông thường được chính phủ Nhật tổ chức ngày 16/2/2007 tại thủ đô Tokyo, Việt Nam đã trúng thầu 14000 tấn gạo tẻ hạt dài với giá trúng thầu cao. Cùng trúng thầu lần này có Mỹ và Thái Lan. Giá gạo trung bình đợt đấu thầu lần này của các nước nói trên là 63.433 Yên/tấn (khoảng 528.6 USD/ tấn). Từ năm 2002 đến nay, gạo Việt Nam đã liên tiếp trúng thầu tại Nhật Bản với số lượng tăng dần. Điều này chứng tỏ gạo Việt Nam có giá cả cạnh tranh và đáp ứng được những qui định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật.

Tuy nhiên, để việc xuất khẩu gạo vào thị trường này được bền vững, theo thương vụ, ngoài việc đáp ứng qui định về dư lượng các chất nông dược đã được qui định từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất khấu gạo cần tăng cường kiểm tra dư lượng đối với chất Orysastrobin. Đây là chất mới được bổ sung vào qui định và bắt đầu thực hiện từ 25/09/2006 (dư lượng cho phép dưới 0.2 ppm).

Ngày 12/10/2007, Nhật Bản đã tổ chức đấu thầu theo phương thức MA (đấu thầu thong thường) và đã có 3 nước trúng thầu gồm Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, trong đó Việt Nam đã trúng thầu 21000 tấn gạo tẻ hạt dài. Từ đầu năm 2007 đến nay, Việt Nam đã 4 lần trúng thầu với tổng số 60050 tấn gạo.

Giá gạo trúng thầu bình quân lần này của 3 nước là 62,949 yên/tấn (khoảng 547,38 USD/tấn). Trong quá trình thực hiện hợp đồng trúng thầu gạo lần thứ 2 và 3, lô hàng 700 tấn gạo đầu tiên của Việt Nam đã vi phạm qui định của luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản về dư lượng chất acetamiprid nên Nhật Bản quyết định tăng cường kiểm tra 30% gạo Việt Nam về dư lượng chất

acetamiprid và gạo Việt Nam đứng trước nguy cơ bị Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100%. Tuy nhiên, bộ công thương thông qua thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên việc thực hiện hợp đồng trúng thầu đã hoàn thành tốt đẹp và tránh được lệnh kiểm tra 100% của Nhật.

Từ đấy, ta thấy được rằng bước được chân vào thị trường cao cấp đã khó thì việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn đặt ra của thị trường đó còn khó hơn. Đòi hỏi, Bộ công thương, cơ quan ban ngành có liên quan đến xuất khẩu gạo, doanh nghiệp và người nông dân phải kết hợp với nhau để giữ gìn thị trường cao cấp tiềm năng này.

Thị trường Châu Phi:

Gạo là một trong 4 loại lương thực quan trọng nhất của châu Phi, cùng với kê, ngô và lúa miến. Với số dân khoảng gần 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi đang trở nên lớn hơn, bởi sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc khác... Giá gạo cũng không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, đó là lý do khiến gạo ngày càng trở nên phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Những nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất trong khu vực là Guinea Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leon (88,6 kg/người/năm), Guinea (73 kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm)... Mặc dù mức tiêu thụ lớn nhưng sản xuất luôn không đáp ứng được nhu cầu đối với mặt hàng gạo. Theo số liệu mới nhất của Trung tâm lúa gạo châu Phi (WARDA), sản lượng sản xuất lúa bình quân của châu Phi là gần 19 triệu tấn, chỉ tương đương 3,14% tổng sản lượng của thế giới là 606 triệu tấn. Những nước có sản lượng gạo cao nhất trong khu vực như Nigeria (3,3 triệu tấn), Madagascar (2,5 triệu tấn), Côte d’Ivore (1,3 triệu tấn), Tanzania (810 nghìn tấn). Lý do chính của hiện tượng này là do hiện tại giống lúa phổ biến là giống lúa châu Á chưa được cải thiện, lai tạo để phù hợp với điều kiện thời tiết của châu Phi. Công nghệ canh tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí

và thuế nói chung đối với các loại mặt hàng đầu vào nông nghiệp như máy móc, phân bón còn cao.

Chính vì sản xuất không đáp ứng tiêu dùng nên Châu Phi phải nhập khẩu một lượng lớn gạo. Các nước xuất khẩu sang Châu Phi như Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc… trong đó có Việt Nam.

Kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Châu Phi năm 2007

Đơn vị: triệu USD

TT Mặt hàng Kim ngạch Tỷ trọng (%) Thị trường chính 1 Gạo 201,3 30

Cốt-đi-voa (45,6), Ghana (39,7), Ăng-gô-la (36,2), Congo (16,1), Tan-da-ni-a (15,6), Nam Phi (15,2), Mô-dăm-bích (9,3), Ca-mơ-run (7,5)..

2 Sản phẩm dệt may 93,2 14

Nam Phi (13,0), Ethiopia (9,8), Ăng-gô-la (7,8), Ni-giê-ri-a (6,2) Benin (5,9), Ma-đa-gát- xca (5,9), Mali (5,1)…

3 Cà phê 78,2 11 An-giê-ri (29,6), Ai Cập (16,5), Ma-rốc (14,0), Nam Phi (12,3), Tuy-ni-di (3,2)4 Giày dép các loại 43,5 6 Nam Phi (37,9), Xu-đăng (2,6) 4 Giày dép các loại 43,5 6 Nam Phi (37,9), Xu-đăng (2,6)

5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử 33,7 5 Ai Cập (10,6), Ni-giê-ri-a (6,7), Ma-rốc (5,6), Nam Phi (4,2)6 Hải sản 30,0 4 Ai Cập (20,5), Ni-giê-ri-a (1,6) 6 Hải sản 30,0 4 Ai Cập (20,5), Ni-giê-ri-a (1,6)

7 Hạt tiêu 29,4 4 Ai Cập (16,2), An-giê-ri (3,2), Nam Phi (3,0)8 Thuốc lá và nguyên phụ liệu 12,6 2 Nam Phi (4,5), Sierra Leon (3,1) 8 Thuốc lá và nguyên phụ liệu 12,6 2 Nam Phi (4,5), Sierra Leon (3,1)

9 Than đá 11,2 2 Ai Cập (9,0), Nam Phi (2,2)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 36 -40 )

×