CHƯƠNG II I: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 49 - 67)

10 Sản phẩm chất dẻo 8, 11 Gambia (2,0)

CHƯƠNG II I: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO VIỆT NAM

GẠO VIỆT NAM

Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay ,đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để mở cửa thị trường,tiếp thu những thành tựu,tinh hoa của nhân loại,trên cơ sở đó nhằm phát triển,xây dựng đất nước.Tuy nhiên,mở cửa cũng có nghĩa là ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn.Hàng hoá nước ngoài có điều kiện dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong nước,tăng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.Do đó nếu không có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,hạ giá thành sản xuất phù hợp thì rất khó có thể canh tranh với hàng ngoại.

Chất lượng gạo luôn gắn liền với hiệu quả xuất khẩu. Chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo Việt Nam luôn bán thấp hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 30-40USD/tấn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng gạo ?tăng khả năng cạnh tranh với các nước khác? Sau đây là một vài biện pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

1.Về phía chính phủ.

Nền kinh tế nước ta đang trong thời kì hội nhập,do đó vai trò của chính phủ là quan trọng trong việc đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình mở cửa thị trường.

1.1.Hỗ trợ cung cấp các nguyên liệu đầu vào.

1.1.1.Nghiên cứu,lai tạo các giống lúa cho năng suất cao.

Muốn đảm bảo an ninh quốc gia thì việc đảm bảo an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu.Do vậy việc giữ vững nghề lúa ổn định và phát triển là chiến lược quan trọng tầm quốc gia.Trong đó việc chọn tạo và phát triển các giống lúa mới có năng suất cao,chất lượng tốt,phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng trên phạm vi toàn quốc được đạnh giá vô cùng quan trọng.

Định hướng ưu tiên trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa ở Việt Nam đó là: -Chọn tạo giống có chất lượng gạo ngon phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu(bao gồm cả giống đặc sản)

-Chọn tạo giống có năng suất cao và ổn định cho vùng thâm canh(bao gồm lúa lai và siêu lúa)

-Chọn tạo giống năng suất cao thời gian sinh trưởng ngắn,có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện khó khăn.

Có thể nói giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất ,giúp nông dân phát triển nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản.Đối với nhà nước cần tập trung vào đầu tư,nghiên cứu,lai tạo,tuyển chọn hệ thống giống lúa có năng suất cao,chất lượng tốt,phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.Vì vậy cần tiến hành thực hiện mọt vài biện pháp sau

1.1.1.1.Biện pháp về khoa học công nghệ

Chính sách cần thiết ưu tiên là sử dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chất gạo chế biến, giảm hao hụt sau thu hoạch. Trong thời gian qua đã có công nghệ nhưng chưa được áp dụng do thiếu thể chế điều phối tổ chức trong ngành hàng, dẫn đến ngành hàng không quản lý được chất lượng gạo, không thúc đẩy được việc áp dụng công nghệ.

Vì vậy chính sách về sau thu hoạch cần đồng bộ về thể chế và công nghệ kèm theo để lựa chọn.

Bên cạnh đó cần tăng cường áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp trên diện rộng nhằm tăng hiệu quả chi phí đầu vào trong điều kiện giá đầu vào cao; kết hợp với tối ưu hóa cơ cấu giống để tăng tính bền vững sinh thái vùng là cần thiết.

Giải pháp này có thể áp dụng đối với các vùng thâm canh lúa thuộc các điều kiện sinh thái khác nhau trong điều kiện giá vật tư đầu vào tăng nhanh và hiện tượng thiếu nước trong sản xuất lúa nước thường xuyên diễn ra. Đây là giải pháp nhằm giải quyết tính bền vững của hệ thống canh tác, giảm ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư trang thiết bị,khoa học công nghệ tiên tiến,hiện đại cho các viện nghiên cứu

Trên cơ sở đó tạo môi trường làm việc thuận lợi ,điều kiện trang thiết bị ,tài liệu đầy đủ phục vụ có hiẹu quả trong công tác nghiên cứu.

- Ứng dụng công nghệ sinh học về marker phân tử,nuôi cấy mô tế bào,kết hợp với công nghệ chọn giống tạo giống truyền thống để rút ngắn thời gian chọn giống mới có phẩm chất tốt,phục vụ cho sản xuất.Các giống lúa có năng suất cao (trung bình 5-7 tấn/ha) như AS996,OM3536,OM2822,OM3235,OM2705,OM2517,OM2717,OM2718.

-Ngoài ra còn tập trung nghiên cứu các dòng lúa biến đổi gen giầu vi chất dinh dưỡng.Các dòng lúa biến đổi gen này dễ chấp nhận đưa và sản xuất thương mại vì chúng khắc phục được những lo ngại về an toàn sinh học và tính không ổn định của cây biến đổi gen.Chẳng hạn 3 giống lúa biến đổi gen là IR64,MTL250,Taipei 390có khả năng tạo ra vitaminA và vitamin E.Các giống lúa biến đổi gen này có chứa Ôryzanol có tác dụng chống oxi hoá ,giúp giảm hàm lượng cholesteroltrong máu.

1.1.1.2.Biện pháp về nguồn nhân lực

-Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có năng lực phục vụ cho công tác nghiên cứu.Mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dậy nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu,có cơ hội tiếp cận với các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới

1.1.1.3.Biện pháp về mở rộng hợp tác nghiên cứu với nước ngoài

Kêu gọi liên kết,hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để sản xuất ra giống lúa bố mẹ ngay tại Việt Nam.

Vừa qua công ty giống Trùng Khánh của Trung Quốc đã có chuyến khảo sát tại Nghệ An ,với mong muốn tìm địa điểm,và đối tác để hợp tác xây dựng một trại nghiên cứu chon tạo giống lúa tại Việt Nam.Nếu đi cào hoạt động,phía tỉnh Nghệ An sẽ cung cấp đát đai,con người và tài chính,còn phía Trùng Khánh sẽ chuyến giao công nghệ và cử các chuyên gia để cùng nhau xây dựng trại

giống.Theo ý kiến của lãnh đạo công ty Trùng Khánh khẳng định,nếu giống lúa được lai tạo,sản xuất ở Việt Nam thì khả năng kháng chịu sâu bệnh sẽ chắc chắn cao hơn hiện tại và năng suất cũng cao hơn từ 2-4 tấn/ha.

1.1.1.4.Chủ trương chính sách trong nghiên cứu lai tạo giống

-Đề ra các chủ trương chính sách từ khâu nghiên cứu giống,khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng,các khâu kiểm tra,kiểm nghiệm giống từ cấp trung ương đến cấp địa phương.Đặc biệt trong sản xuất giống,bộ NN và PTNT đã quy định các cấp nhân giống siêu nguyên chủng,nguyên chủng và cấp xác nhận.Bên cạnh đó để tạo điều kiện cho công tác lưu giữ bảo tồn khai thác nguồn gien và giống cây trồng địa phương;chọn tạo giống cây trồng mới;sản xuất và trao đổi giống cây trồng cộng đồng hoặc lưu thông trên thị trường Bộ NN & PTNT đã ban hành quy định 35/2008/QĐ –BNN năm 2008 về quản lý giống cây trồng nông hộ. Ngoài ra, Nhà nước và các ngành chức năng phải vào cuộc để thẩm định chất lượng và hiệu quả của các giống lúa nhập ngoại, đòng thời phải nội địa hoá nó bằng những tên gọi cụ thể thống nhất tránh tình trạng sử dụng giống lúa không đúng quy cách.

1.1.1.5.Chương trình sản xuất giống lúa lai.

-Đầu tư hàng nghìn tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để phát triển lúa lai thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học ,chương trình khuyến nông,chuyển dịch cơ cấu sản xuất ,các dự án hợp tác quốc tế ,nghiên cứu lai tạo giống,hỗ trợ vật tư sản xuất lúa lai F1,tập huấn sản xuất ,trợ giá giống lúa lai cho nông dân…Riêng chương trình sản xuất giống lúa lai đã được Bộ đầu tư gần 200 tỉ đồng và mỗi năm các tỉnh vẫn phải trợ giá nhiều tỉ đồng cho các công ty nhập giống lúa lai từ Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ khác,ngày nay giống lúa lai đã góp phần làm tăng năng suất,sản lượng lúa trên đồng ruộng ,đặc biệt đối với các tỉnh phía Bắc.Tuy vây mặt trái của nó là một thị trường giống lúa lai đầy phức tạp.Thị trường đó hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác Trung

Quốc.Khoảng 80% giống lúa lai là được nhập khẩu từ Trung Quốc.Do đó việc đầu tư cho nghiên cứu lai tạo các giống lúa lai là quan trọng .

Tuy nhiên cũng cần lưu ý điểm đáng chú ý sau đó là trên thực tế việc nhập giống lúa lai từ Trung Quốc bao giờ cũng có lãi và lãi nhanh hơn khi phải nghiên cứu và sản xuất giống lúa lai.Do đó đã từng có công ty không biết gì về giống lúa lại nhảy vào sản xuất kinh doanh nhập giống lúa lai.Các doanh nghiệp kinh doanh giống,vốn ít,thường thích đi buôn để đem lại lợi nhuận tức thời hơn là kết hợp với việc nghiên cứu các giống mới.Do đó nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ ,tạo thuận lợi, khuyến khích cho các doanh nghiệp nói trên có điều kiện tập trung vào việc nghiên cứu lai tạo các giống mới có năng suất cao chất lượng tốt.

1.1.2.Đầu tư cho thuỷ lợi

Hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở kinh tế kĩ thuật thuộc kết cấu hạ tầng.Kết quả thực tế sản xuất xã hội nhiều năm qua đã khẳng định những hiệu quả mà các hệ thống công trình thuỷ lợi mang lại là hết sức to lớn,khônng chỉ đối với sản xuất nông nghiệp,các ngành kinh tế khác mà còn đối với sự nghiệp phát triển nông thôn,môi trường sinh thái .Trong điều kiện thiên nhiên biến động gay gắt như nước ta ,các công trình thuỷ lợi đặc biệt là các hồ chứa nước có tác dụng phòng chống và điều tiết lũ cho hạ du,các công trình trạm bơm và các công trình tiêu nước khác phục vụ cho cả xã hội và dân sinh.

Riêng đối với sản xuất nông nghiệp ,thuỷ lợi không đơn giản là biện pháp kĩ thuật hàng đầu mà nhiều nơi còn là tiền đề sản xuất ,điều kiện phát huy hiệu quả của các biện pháp khác như khai hoang ,phục hoá,tăng diện tích,chuyển vụ,đưa các giống mới có năng suất cao và kỹ thuật thâm canh vào sản xuất đại trà..Theo thống kê năm 2006,tổng diện tích được tưới cho lúa hàng năm khoảng 6,88 triệu ha.

Do đó nếu nói riêng đối với ngành trồng lúa thì thuỷ lợi giữ một vai trò quan trọng: nó giúp điều hoà,đảm bảo lượng nước tưới tiêu ;ngăn chặn phòng chống thiên tai,lũ lụt…Với những hiệu quả to lớn đó,hàng năm ,nhà nước

thường đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tù ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình thuỷ lợi

Xây dựng tu bổ ,cải tạo các công trình thuỷ lợi,bê tông hoá hệ thống kenh mương;đảm bảo chủ động tưới cho 90% diện tích trồng lúa

Hình thành các tổ chức quản lý để khai thác các công trình như sau:

-Cấp quản lý các công trình đầu mối,kênh trục chính(cấp1,cấp2):bao gồm gần 110 doanh nghiệp quản lý,khai thác chủ yếu là các công trình đầu mối,chưa bao gồm các doanh nghiệp ,tổ chức khác thuộc nhà nước vũng được giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

-Cấp quản lý công trính thuỷ lợi nhỏ,mặt ruộng :khoảng 13000 tổ chức dùng nước bao gồm các hợp tác xã nông lâm ngư nghiệp có dùng nước

-Một số loại hình có tính chất đặc thù khác :bao gồm ban quản lý KTCTTL công trình liên huyện,liên xã,trung tâm quản lý khai thác công trính thuỷ lợi

Muốn đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi nói trên vận hành an toàn ,hàng năm phải có một khoản kinh phí để vận hành,duy tu,bảo dưỡng.Nhằm bù đắp một phần kinh phí yêu cầu nói trên ,giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước,nhà nước đã có chủ trương thu thuỷ lợi phí từ người hưởng lợi và thực hiên chế độ hạch toán kinh tế trong các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 154 sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 143 (ra ngày 28/11/2003) của Chính phủ quy định về Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nghị định mới quy định những điều khoản miễn thủy lợi phí, giảm bớt gánh nặng cho người nông dân. Nghị định 154 quy định: Miễn thủy lợi phí đối với hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp, bao gồm: đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu chuyển quyền sử

dụng. Chỉ không miễn thủy lợi phí đối với diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân.

Riêng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn (theo quy định của Luật Đầu tư), được miễn thủy lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất.

Nghị định 154 cũng quy định: Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi sẽ được ngân sách Nhà nước cấp bù số tiền do miễn thu thủy lợi phí. Sự hỗ trợ này của Nhà nước giúp đảm bảo vận hành trơn tru hệ thống công trình thủy lợi trên cả nước khi không còn nguồn thu trực tiếp từ người nông dân như trước đây.

Nhưng quan trọng nhất là cần rà soát lại hệ thống thủy lợi, vì trên thực tế, có những công trình thủy lợi tốn bạc tỷ nhưng không sử dụng được. Tất cả những điều này nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của ngành thủy lợi khi nguồn thu đã bị giảm bớt.

1.1.3.Về phân bón

Cây trồng cũng như con gia súc,tôm,cá…muốn sinh trưởng tốt,khoẻ mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp.Phân bón ngoài nhiệm vụ tham gia làm tăng năng suất mùa màng, nó còn giúp cho việc duy trì thành phần hữu cơ, độ phì nhiêu của đất và năng suất cây trồng ở các vụ sau đó. Đây chính là yếu tố mang lại sự bền vững cho nền nông nghiệp. Khi sử dung phân bón ,lượng đạm bón vào mà cây chưa sử dụng đã tham gia vào việc duy trì thành phần hữu cơ của đất. Cũng chính thành phần hữu cơ này hàng năm đã khoáng hoá, cung cấp cho cây, duy trì hàm lượng hữu cơ, chống lại sự mất mát đạm, tham gia vào việc làm bền vững cho hệ thống.

Nếu ta muốn duy trì một hàm lượng hữu cơ trong đất theo chiều hướng tích luỹ tăng lên thì cần phải bón lượng đạm cao hơn nữaTrong những năm gần đây, sự kết hợp giữa việc trồng trọt giảm thiểu làm đất với việc dùng trở lại tàn dư

cây trồng ngày càng tăng, nhiều nơi đã làm đảo ngược được quá trình suy giảm hữu cơ của đất trồng.

Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 49 - 67)