Luật bảo vệ thực vật của nước ngoài được thực thi tại Hoa Kỳ:

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 29 - 30)

Theo Đạo luật Lacey, trong thương mại giữa các bang và với nước ngoài, cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, mua bán bất kỳ thực vật (plant) nào được đốn hạ, thu hoạch, sở hữu, vận chuyển, mua bán bất hợp pháp, trái với bất kỳ luật, quy định của bất kỳ bang nào hoặc bất kỳ luật pháp nước ngoài nào về bảo vệ, quản lý thực vật, về các loại thuế và phí liên quan đến việc khai thác thực vật. Yêu cầu các nhà nhập khẩu khai báo nguồn gốc địa danh quốc gia nơi khai thác gỗ và tên loài cây gỗ trong thành phần sản phẩm của họ.

Phạm vi điều chỉnh của luật nước ngoài liên quan đến hành vi vi phạm quy định của Luật Lacey chỉ giới hạn đối với các luật liên quan đến bảo vệ rừng hoặc các quy định sau đây:

1. Hành vi ăn trộm gỗ

2. Lấy gỗ từ vườn quốc gia, khu bảo tồn hoặc các khu vực phòng hộ 3. Lấy gỗ từ các khu vực được quy hoạch cho mục đích đặc biệt đã được quy định trong luật hoặc văn bản pháp quy của nhà nước

4. Lấy gỗ khi không có thẩm quyền hoặc trái với thẩm quyền được giao.

5. Không thực hiện, thanh toán nghĩa vụ tài chính, đóng thuế hoặc phí khai thác, vận chuyển, buôn bán

6. Hoặc các điều luật quy định về xuất khẩu hoặc vận chuyển gỗ, ví dụ như lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn.

Đồng thời, cấm sở hữu bất kỳ thực vật nào vi phạm những điểm trên trong “phạm vi quyền hạn lãnh thổ và hải phận đặc biệt của Hoa Kỳ” (“special maritime and territorial jurisdiction of the United States” – đây là một khái niệm mà luật Hoa Kỳ định nghĩa rất rộng, rộng hơn lãnh thổ hải quan của Hoa Kỳ, bao gồm những nơi như vùng đặc quyền kinh tế biển của Hoa Kỳ, tàu thuyền, máy bay của Hoa Kỳ trên hải phận hoặc không phận quốc tế, và bao gồm cả “bất kỳ nơi nào nằm ngoài phạm vi quyền hạn của bất kỳ quốc gia nào (nếu) có liên quan tới hành vi phạm tội đối với hoặc bởi một công dân Mỹ”).

Để tránh hoặc giảm thiểu hình phạt, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải quan tâm tìm hiểu một cách thích đáng và có trách nhiệm đối với nguồn gốc của các thực vật và sản phẩm thực vật. Hệ quả là các nhà nhập khẩu sẽ đặt ra nhiều yêu cầu thông tin hơn đối với các nhà cung cấp/xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w