b. Về phía các doanh nghiệp
2.2.1.4. Chứng nhận FSC
Theo Hội đồng quản trị rừng quốc tế, năm 2005 thế giới đã có trên 3.000 đơn vị, tổ chức có chứng chỉ FSC bao gồm công ty chế biến, chủ rừng, doanh nghiệp thương mại... Trong số này 84 doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có chứng chỉ FSC trong tổng số hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này. Cũng theo hội đồng này, khảo sát trên 250 công ty có chứng chỉ trên thế giới cho thấy nhờ có FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể
Đến tháng 8 năm 2007, ở Việt Nam có 138 doanh nghiệp đạt chứng chỉ FSC (CoC). Thị trường lớn nhất cho các sản phẩm được cấp chứng chỉ FSC của Việt Nam là thị trường đồ gỗ ngoài trời của Châu Âu.
Biểu đồ 2.6. Chứng chỉ FSC ở Việt Nam
25% 27% 41% 48% 63% 70% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (Nguồn: http://www.ptm.org.vn) Bảng 2.5. Các loại gỗ có chứng chỉ FSC 2007 Bạch đàn 85% 80% 70% Teak 11% 13% 14% Keo spp 2% 2% 9% Khác 1% 4% 7%
(Nguồn: http://www.ptm.org.vn)
Cho tới cuối năm 2007, Công ty trách nhiệm hữu hạn trồng rừng Quy Nhơn đã đạt được chứng chỉ FSC cho một diện tích rừng là 9,900 ha. Một công ty khác, FOREXCO Quảng Nam, với sự giúp đỡ của WWF và IKEA, đang trong quá trình hoàn thành thủ tục để được cấp chứng chỉ vào năm 2008. Bên cạnh đó, WWF và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) đang phối hợp chặt chẽ để tìm kiếm các khả năng có thể thực hiện chứng chỉ FSC FM cho các hộ có rừng trồng, quy mô nhỏ, được tạo lập dưới sự hỗ trợ Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Ngoài ra, 5 đơn vị quản lý rừng ở 5 tỉnh thí điểm của dự án (M’Drak SFE – Đắk Lắk, Ninh Son SFE – Ninh Thuận, Trường Sơn SFE - Quảng Bình, Dak To SFE – Kon tum, Văn Chấn SFE – Yên Bái) đã bắt đầu tiến tiến trình tới chứng chỉ rừng FSC FM dưới sự hỗ trợ của Chương trình lâm nghiệp Việt Đức (GTZ). Trong tương lai gần, một khi những đơn vị này đã đạt được chứng chỉ FSC, họ sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường toàn cầu với sản phẩm đã có chứng chỉ FSC.
Theo như số liệu công bố trên website của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC), đến cuối tháng 5/2008 Việt Nam có đến 155 nhà máy được cấp giấy chứng nhận quản lí rừng bền vững FSC. Trong khi đó, Thái Lan mới được 8 nhà máy, Indonesia có 59 và Malaysia là 66. Dựa vào các con số nhà máy đạt chứng chỉ FSC có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, xuất khẩu sàn gỗ công nghiệp Việt Nam làm ăn rất nghiêm túc.
Điều đáng lo nhất là năng lực của các doanh nghiệp khi chỉ có 190/2.500 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có chứng chỉ CoC (chuỗi hành trình sản phẩm) chế biến gỗ xuất khẩu vào 2 thị trường lớn là Mỹ và Nhật Bản
Bộ tiêu chí chứng chỉ rừng đến nay Nhà nước ta đã xây dựng xong nhưng còn phải chờ các tổ chức quốc tế thẩm định để công nhận. Đến nay, các bộ ngành có liên quan vẫn chưa có ý kiến thống nhất rằng liệu cơ quan
nhà nước hay một tổ chức phi chính phủ sẽ chịu trách nhiệm cấp chứng nhận FSC và CoC cho doanh nghiệp xuất khẩu. Vẫn còn băn khoăn hơn nữa là, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ lấy tiền đâu mà triển khai và xin cấp chứng chỉ vì mỗi lâm trường trồng rừng nguyên liệu gỗ cần 2 triệu USD thì mới triển khai được. Trong khi các cơ quan chức năng và hầu hết các doanh nghiệp còn lúng túng về vấn đề này thì nhiều đối tác nước ngoài đã và đang chủ động hỗ trợ tháo gỡ. Hầu hết các đối tác mua đồ gỗ của Việt Nam đều đã có quan hệ làm ăn lâu năm nên họ nắm rõ chất lượng hàng, cách thức mua hàng rồi. Nhiều đối tác đã đầu tư vào Việt Nam số lượng vốn khá lớn nhằm tạo nguồn cung hàng ổn định cho họ.
Để giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn trong quá trình xin chứng chỉ FSC phục vụ xuất khẩu nhà nước đã có những ưu đãi về tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Hỗ trợ thông qua hình thức hỗ trợ tín dụng, cung cấp thông tin, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu được quy định tại văn bản 5226/ BTC-TCHQ ngày 18/4/2006 của Bộ Tài Chính. Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo công văn số 195/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc lập sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do không đủ sức cạnh tranh, gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan gây ra. Ưu tiên vay vốn tín dụng với lãi xuất và thời gian ưu đãi… Cung cấp thông tin về chứng chỉ FSC thông qua các báo tạp chí, ấn phẩm của các cơ quan nhà nước có uy tín.
Sau gần 25 năm đổi mới, ngành lâm nghiệp Việt Nam có nhiều thay đổi trong việc giải quyết những thách thức trong nước cũng như thực hiện các cam kết quốc tế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đã hoạch định được chiến lược phát triển lâm nghiệp. Theo đó, độ che phủ rừng đã tăng từ 34,3% (năm 2000) lên 39,06% (năm 2009). Việt Nam đã có tên trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về tăng diện tích rừng, 10 nước hàng đầu về xuất khẩu
đồ gỗ và hàng loạt các thay đổi về luật pháp, thể chế, chính sách phát triển lâm nghiệp... Hiện Việt Nam đã được coi là nhà khai thác gỗ bền vững đối với nguồn nguyên liệu của Hoa Kỳ.