c. Mua rừng ở nước ngoà
3.2.3.1. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ
+ Tổ chức các hội chợ triển lãm, hội thảo, tập huấn khảo sát thị trường chuyên ngành đỗ gỗ.
+ Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia thường niên do Cục xúc tiến thương mại làm đơn vị chủ trì.
+ Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam tổ chức các đoàn khảo sát thị trường đồ gỗ, tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước ngoài, các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
+ Tạo cầu nối để các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, các nhà đầu tư cũng như các đối tác Hoa Kỳ.
- Trợ giúp về dịch vụ tư vấn kỹ thuật: Hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn của Mỹ.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc giải quyết những vụ việc liên quan tới những vướng mắc cụ thể, liên quan tới việc thanh tra kiểm tra các tiêu chuẩn mà họ có khả năng vi phạm.
3.2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
Về vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành là ngoài các biện pháp đầu tư thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, duy trì công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động. Các doanh nghiệp cũng phải cố gắng tìm tòi học hỏi thêm kiến thức pháp luật, am hiểu luật chơi để vượt qua rào cản, giữ vững thị trường xuất khẩu.
3.2.3.1. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin để thích ứng với những đạo luật, những yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Nâng cao năng lực cập nhật và phân tích thông tin về các quy định mới để tránh rủi ro từ những rào cản thương mại
Ngoài việc chú trọng trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm khi tham gia xuất khẩu vào Mỹ, các doanh nghiệp cần có kế hoạch dài hạn, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham quan hội chợ để có mẫu hàng phù hợp thị hiếu, đồng thời tăng sản phẩm chế biến để có giá trị cao. Các doanh nghiệp cần tích cực chủ động với thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, và của Hoa Kỳ tại Việt Nam để thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu của thị trường, những quy định thị trường mới đưa ra, sự biến động của những quy định này. Cần tiếp cận ngay với những cơ quan chủ quản, những đơn vị đầu mối xúc tiến thương mại để tận dụng hết sự hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chiến lược xuất khẩu.
Một giải pháp có thể nói là tốn khá nhiều chi phí nhưng lại đạt hiệu quả cao đó là cử các đoàn cán bộ trực tiếp sang nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Để áp dụng được phương pháp này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có nguồn kinh phí đủ mạnh, có đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, có trình độ cao và hiểu biết sâu về lĩnh vực đồ gỗ. Thông thường theo kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp nên cử giám đốc kinh doanh, trưởng phòng Maketing đảm nhận nhiệm vụ này vì đây là những người có kiến thức và khả năng trong vấn đề tìm hiểu thị trường.
Các doanh nghiệp cần có chiến lược khi kinh doanh cụ thể đối với các mặt hàng có thể dẫn đến tranh chấp thương mại do bảo hộ sản xuất ở Mỹ. Lưu ý vấn đề thương hiệu, bao bì, nhãn mác và các điều khoản pháp lý về an toàn,
vệ sinh, bảo vệ người tiêu dùng. Chủ động thực hiện đúng các thoả thuận với bạn hàng về chất lượng, xuất xứ, thời gian giao hàng.