Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM

2.1.2.1. Những thành tựu đạt được

Hiện nay mặt hàng đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã và đang cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia khác. Xét riêng trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam trở thành nước đứng đầu về kim ngạch xuât khẩu đồ gỗ nội thất. Còn trên thế giới thì Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Canada. Điều này chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang chứng tỏ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Hoa Kỳ.

Một là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu: Như đã phân tích ở trên nhận thấy từ năm 2001 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ ngày càng tăng cao, mặt hàng đồ gỗ nội thất có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Doanh thu từ việc xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Hai là sự đa dạng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều sự sáng tạo, trong đó có cả sự sáng tạo về chất và lượng. Hiện nay về mẫu mã sản phẩm đỗ gỗ xuất khẩu Việt Nam không chỉ dừng lại các mẫu mã các nhà nhập khẩu Mỹ gửi tới mà còn chủ động xuất khẩu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp đến là những sản phẩm đồ gỗ có sự chuyển biến rõ rệt về chất liệu so với những năm trước. Ngoài các sản phẩm thuần là gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì hiện nay đã có sự kết hợp với các vật liệu khác: inoc, sắt, nhựa… tạo độ đa dạng về mẫu mã, bền hơn. Các yếu tố trên khi kết hợp lại với nhau rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ. Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt.

Ba là vấn đề tiếp thị sản phẩm, năng lực cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt: Khác biệt với tình trạng hoạt động riêng lẻ manh mún như trước, hiện nay các doanh nghiệp đã có sự liên kết, hợp tác với nhau để giữ vững thị phần tại thị trường này. Các doanh nghiệp ngành gỗ cùng nhau tham gia các chương trình hội trợ để chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển.

2.1.2.2. Hạn chế

Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế.

Một là tỷ trọng đồ gỗ Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ còn rất nhỏ: Năm 2006 được đánh giá là một năm phát triển rất cao của ngành gỗ thì đỗ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng thị phần nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam có thể đấy là con số khả quan, thể hiện dấu hiệu đáng mừng song đối với thị trường Mỹ thì con số này quá bé. Chúng ta vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc, thị phần của Trung Quốc là 49% trong tổng thị phần gấp 24,5 lần thị phần của chúng ta.

Hai là chủng loại hàng hóa, tuy đã được cải thiện nhiều trong thời gian vừa qua nhưng thực tế còn nghèo nàn, các mẫu sáng tạo chưa nhiều.

Trong khi đó các sản phẩm từ Trung Quốc lại hết sức đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Thậm trí mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ như thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam rất ít chú trọng tới vấn đề này.

Ba là chưa thực sự cạnh tranh được về giá cả: Mặc dù có lợi thế về lao đông, giá cả được đánh giá là thấp hơn so với những mặt hàng xuất khẩu từ các nước khác. Nhưng do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ,

chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn.

Bốn là Các công ty Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn có khoảng cách so với quan hệ Mỹ - Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự lép vế của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w