Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ mang nhiều tính đặc thù của thị trường đỗ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Người Mỹ ngày càng chú trọng đồ gỗ có gắn nhãn sinh thái, chứng chỉ FSC, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm CoC, hạn chế sử dụng vật liệu không an toàn cho người tiêu dùng… Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm
nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.
3.1.3. Xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đều đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại. Nhật Bản vừa siết chặt hơn các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu; Hoa Kỳ và Pháp ra quy định cao hơn giảm tỷ lệ hàm lượng chì, keo trong gỗ nhập khẩu của Việt Nam xuống rất thấp; Hoa Kỳ thông qua dự luật PBNS yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc... Hoa Kỳ cũng mới thực hiện Luật Điều chỉnh bổ sung các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Những mặt hàng mà cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý là: Sách vở, dụng cụ học tập, sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng và đồ gỗ. Có những quy định rất nhỏ như nếu lớp sơn trên dây kéo quần dành cho trẻ em có hàm lượng chì thì sản phẩm đó sẽ vĩnh viễn bị cấm nhập vào Hoa Kỳ. Ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đạo luật Nông nghiệp 2008 - bắt đầu có hiệu lực từ năm 2009.
3.1.4. Xu hướng gia tăng cạnh tranh
Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng gia tăng cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, thương hiệu sản phẩm, kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp, dịch vụ bảo hành, sản phẩm khuyến mãi… hơn là cạnh tranh về giá cả. Khi đồ gỗ có thương hiệu nổi tiếng có chất lượng như nhau thì người Mỹ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm có giá cạnh tranh thấp hơn, kèm theo các dịch vụ bảo hành khuyến mãi bằng quà tặng các vật trang trí để tiêu dùng.
3.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới trong thời gian tới
3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới
Xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phải thực sự đóng vai trò là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
- Trong 10 năm tới, duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ ở mức bình quân 30%/năm. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015 nhịp độ tăng trưởng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu đạt mức bình quân 20%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 15 tỷ USD; Giai đoạn 2016 – 2020, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đố gỗ đạt 12%/năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tới năm 2020 đạt khoảng 26 tỷ USD
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ đảm bảo đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tối thiểu 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
- Theo Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì nguồn gỗ trong nước sẽ đáp ứng được theo các giai đoạn. Nâng tỷ trọng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng trên 70% nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vào năm 2015; nâng cao tỷ trọng gỗ rừng trồng trong nước được cấp chứng chỉ rừng
- Tái cấu trúc chi phí đầu tư theo hướng chí phí cho công nghệ chế biến trong giá thành sản phẩm gỗ chiếm từ 20% – 40%; nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý khâu xuất khẩu theo hướng đảm bảo hơn 80% nhân viên có tính chuyên nghiệp cao; tập chung khâu mẫu mã thiết kế sản phẩm quảng bá thương hiệu đồ gỗ Việt Nam.
- Đảm bảo 100% sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam có chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC, ISO 9000, ISO 14000…
3.2.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới
Đồ gỗ là một ngành tăng trưởng cao trong giỏ các hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Đặc biệt trong những năm gần đây sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh, đồ gỗ Việt Nam đứng thứ năm trong top 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Mỹ. Có được sự gia tăng này do một số các nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam vào Hoa Kỳ giảm mạnh từ 50% - 55% xuống còn 0% - 3%; Các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ Châu Á để không quá lệ thuộc vào thị trường đồ gỗ Trung Quốc; Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ gia tăng đáng kể trong thời gian qua.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây song vẫn chỉ chiếm 2% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ. Sức cạnh tranh còn rất yếu so với Trung Quốc. Ngành đồ gỗ còn chịu nhiều sức ép từ những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và một hệ thống nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ.
Do đó định hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường này trên cơ sở từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành đồ gỗ. Chú trọng phát triển sản phẩm xuất khẩu mới, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh về giá, kiểu dáng, sự tiện dụng của sản phẩm. Tập chung giữ vững và mở rộng thị phần trên thị trường Mỹ. Tập chung làm nổi bật sức cạnh tranh của một số sản phẩm mũi nhọn; chú trọng trồng rừng nguyên liệu, áp dung tiêu chuẩn của chứng chỉ rừng trong quá trình trồng rừng.
Tăng cường sự quản lý của nhà nước về thực hiện các cam kết quốc tế nhằm tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho chế biến gỗ xuất khẩu, đảm bảo phát triển bền vững.
Bên cạnh đó trong định hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ chú trọng quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam, các doanh nghiệp cũng như những sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Mỹ. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phải được đặc biệt chú trọng ở các cấp từ nhà nước, hiệp hội cho tới các doanh nghiệp.
Với những định hướng như trên, cùng với chiến lược phát triển đúng đắn hợp lý, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp trong ngành, ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.
3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách thích nghi để ứng phó với tình hình quốc tế đang có nhiều biến động và thách thức từ những rào cản kỹ thuật chủ yếu của Mỹ đối với mặt hàng đồ gỗ như đã đề cập ở trên. Điều này đặc đặc biệt quan trọng nếu Việt Nam muốn đạt được vị thế hàng đầu ít nhất là đối với một vài sản phẩm hay quy trình sản xuất đạt chất lượng cao trên thị trường Hoa Kỳ. Với sự gia tăng các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với quá trình cải cách đang được thúc đẩy nhanh chóng ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và sự nổi lên của các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thường xuyên có sự biến đổi. Điều này có nghĩa là một lĩnh vực không thể giải quyết được tất cả những vấn đề còn có những thách thức. Tuy nhiên, lĩnh vực đó lại có thể nêu bật lên những hoạt động được lựa chọn để ưu tiên nhằm cải thiện hơn nữa khả năng cạnh tranh và tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng đã được khảo sát. Nghiên cứu riêng đối với ngành đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có thể đưa ra một vài giải pháp nhằm giúp ngành đồ gỗ Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật một cách thuận lợi.
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.1.1. Ban hành các biện pháp nhằm cải thiện nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu hợp pháp. nguyên liệu hợp pháp.