Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 92 - 93)

c. Mua rừng ở nước ngoà

3.2.1.5. Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế

Việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu như không được đáp ứng. Nguyên nhân phần lớn là do thiếu thống nhất giữa tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, không có các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn này trong thực tiễn sản xuất. Cần phải có phương thức phù hợp để thích nghi hoá tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm nông sản và thuỷ sản, đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vì là những sản phẩm mà thị trường thế giới áp dụng những quy định rất khắt khe tiêu chuẩn kỹ thuật

Để đạt được sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các quy trình chứng chỉ quốc tế chỉ xây dựng tiêu chuẩn chung, áp dụng cho toàn bộ hệ thống, nên nhiều khi không đủ chi tiết (không có các chỉ số đánh giá) phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quy trình quốc tế có chính sách phê duyệt (endorse) các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế và theo một quy chế rất chặt chẽ. Ví dụ bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam thực tế chỉ khác tiêu chuẩn quốc tế ở phần các chỉ số đánh giá nên vẫn đảm bảo giá trị tương đương. Khi tiêu chuẩn quốc gia đã được quy trình quốc tế phê duyệt thì các tổ chức cấp chứng chỉ do quy trình đó uỷ quyền phải sử dụng tiêu chuẩn đó để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia đó. Trường hợp

quy trình FSC thì tiêu chuẩn quốc gia phải do một tổ chức phi chính phủ như

Sáng kiến quốc gia (National Initiative) hay Tổ công tác quốc gia (National Working Group), thành viên của FSC, xây dựng. Tuy FSC không yêu cầu chính phủ phê duyệt tiêu chuẩn quốc gia, nhưng ở những nước có lâm nghiệp chủ yếu là quốc doanh như Việt Nam thì sự phê duyệt của chính phủ là rất cần thiết. Nếu nhà nước không phê duyệt thì các chủ rừng quốc doanh sẽ không dám thực hiện tiêu chuẩn.

Ở Việt Nam, tổ công tác quốc gia các tiêu chuẩn kỹ thuật còn rất yếu cả về tổ chức và năng lực. Một số tiêu chuẩn dự thảo đã được chuẩn bị công phu nhưng chưa được phê duyêt. Như chứng chỉ rừng của Việt Nam đã được dự thảo từ lâu nhưng vẫn chưa trình Bộ NN& PTNT và FSC phê duyệt. Sự hỗ trợ của chính phủ cho hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia để được FSC phê duyệt là cần thiết.

Trong những năm gần đây, những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và những quy định về vệ sinh trong Hiệp định SPS đóng vai trò ngày càng quan trọng do tâm lý lo ngại của khách hàng (đặc biệt ở những nước phát triển) về những ảnh hưởng của môi trường và vệ sinh. Điều quan trọng là cần có biện pháp nhằm giảm thiểu những thách thức ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường thiên nhiên bằng cách thiết lập một hệ thống hiệu quả về hệ thống bảo vệ thực vật và cảnh báo thiên tai. Để thực hiện được việc này, các nhà chế biến và sản xuất cần phải nâng cao khả năng quản lý chất lượng thông qua dây chuyền đáng tin cậy từ việc canh tác đến thu hoạch, vận chuyển và chế biến. Việc nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá cũng cần thiết đối với sản phẩm công nghiệp. Các hãng sản xuất cần thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng (ISO).

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w