c. Lợi ích về kinh tế:
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực
Việc đối mặt với những rào cản kỹ thuật tạo cho các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu có động lực phát triển mạnh mẽ. Muốn xuất khẩu được hàng hóa vào thị trường Mỹ hàng hóa phải đạt được nhứng tiêu chuẩn nhất định. Hàng hóa không đáp ứng được theo những chuẩn mực đó thì sẽ bị tẩy chay không xuất khẩu được vào Mỹ. Để hàng hóa có thể vào được thị trường Mỹ không còn cách nào khác là đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu kỹ thuật của họ. Để tồn tại thì các doanh nghiệp phải tự cải tiến doanh nghiệp mình phù hợp với các tiêu chuẩn Mỹ đặt ra.
Để vượt qua được những rào cản này ngành đồ gỗ xuất khẩu của chúng ta phải trải qua cuộc cách mạng lâu dài cả trong khâu thu mua nguyên liệu,
chế biến cũng như phân phối. Điều đó làm tăng khả năng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm đồ gỗ theo hướng dần thích ứng với những thị trường khó tính, chất lượng cao. Minh chứng cho nhận định này là sự tăng trưởng của ngành đồ gỗ trong những năm gần đây với cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đề được nâng cao
Đặc điểm nổi bật trong các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ là tính truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, từ khi còn là nguyên liệu chế biến cho tới khi là thành phẩm. Cấm buôn bán sử dụng đồ gỗ bất hợp pháp. Điều này làm nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với hệ sinh thái rừng. Các doanh nghiệp cho dù ham muốn mục tiêu lợi nhuận tới đâu cũng không thể thu mua nguyên liệu gỗ có nguồn gốc xuất xứ không hợp pháp. Quy định này làm tăng ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng nói chung. Từ thực tế cho thấy sau gần 25 năm đổi mới, ngành lâm nghiệp Việt Nam có nhiều thay đổi trong việc giải quyết những thách thức trong nước cũng như thực hiện các cam kết quốc tế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đã hoạch định được chiến lược phát triển lâm nghiệp. Theo đó, độ che phủ rừng đã tăng từ 34,3% (năm 2000) lên 39,06% (năm 2009). Việt Nam đã có tên trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về tăng diện tích rừng, 10 nước hàng đầu về xuất khẩu đồ gỗ và hàng loạt các thay đổi về luật pháp, thể chế, chính sách phát triển lâm nghiệp... Việc tham gia kế hoạch hành động và thích ứng với các quy định của Hoa Kỳ cũng nhằm làm cho các hoạt động quản lý, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản phù hợp với những mục tiêu quản lý rừng bền vững, hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường toàn cầu.