So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Khi so sánh ta cần chú ý ba nguyên tắc sau:
Lựa chọn gốc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một chu kỳ được lựa chọn làm căn cứđể so sánh. Các gốc so sánh có thể:
−Tài liệu kỳ trước ( năm, quý , tháng…): đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
−Các mục tiêu đã dự kiến ( kế hoạch, dự báo, định mức): đánh giá khả năng hoàn thành mục tiêu.
−Các chỉ tiêu trung bình, thông số thị trường,…: khẳng định vị trí của doanh nghiệp.
Tùy vào mục đích nghiên cứu ta sẽ lựa chọn gốc so sánh cho phù hợp.
Các chỉ tiêu kỳđược só sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã dạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng tới tương lai.
∗ Điều kiện có thể so sánh được:
− Thống nhất về phương pháp tính toán
− Thống nhất vềđơn vị đo lường
− Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất
− Phải quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh
∗ Các hình thức so sánh:
− So sánh bằng số tuyệt đối:
F1
∆F = x 100 F0
−So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô chung: là kết quả
so sánh của hiệu số giữa trị số kỳ phân tích với trị số gốc đã được điều chỉnh theo hệ
sốđiều chỉnh.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt
đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động các chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở để so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn là so sánh giữa số phân tích và số gốc.
F = Ftt – Fkh Ftt : giá trị kỳ thực tế Fkh : giá trị kỳ kế hoạch Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa trị số kế hoạch phân tích với trị số của kỳ gốc. F% = Fkh Ftt x 100%
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này dùng để xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tốđến sự
biến động của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp phân tích gồm 4 bước:
+ Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc
Gọi Q1 à chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân tích được xác định là:
+ Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
Giả sử có 3 nhân tố a, b và c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và được sắp xếp như sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0
+ Bước 3: Lần lược thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự
sắp xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1 x b0 x c0 Thế lần 2: a1 x b1 x c0 Thế lần 3: a1 x b1 x c1
+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến đối tượng phân tích. Xác định mức độảnh hưởng - Mức ảnh hưởng nhân tố a: ∆a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 =( a1- a0) x b0 x c0 - Mức ảnh hưởng nhân tố b: ∆b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 =a1 x(b1- b0) x c0 - Mức ảnh hưởng nhân tố c: ∆c = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0 =a1x b1 x (c1- c0 ) - Tổng cộng các nhân tố: ∆Q = Q1 – Q0
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN