Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 30)

3.2.2.1 Ban giám đốc

−Quản lý, chỉ đạo tất cả các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

−Khai thác và chịu trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả

nguồn vốn, tài sản bảo quản và phát triển vốn của công ty giao, thực hiện đúng chế độ quy định về quản lý kinh tế tài chính của nhà nước ban hành.

− Quản lý và phân công lao động hợp lý, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và công nhân viên.

P.KINH DOANH

P. KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ PHÂN XƯỞNG SX

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

3.2.2.2. Phòng tổ chức hành chính

− Tham mưu cho Giám Đốc công ty trong việc xây dựng tổ chức tuyển dụng và bố trí lao động theo kế hoạch sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Giám Đốc công ty trong công tác hành chính.

− Quản lý các phương tiện hoạt động của cơ quan giúp việc cho Giám Đốc trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, thi đua tay nghề cho công nhân viên lao động trực tiếp sản xuất, giúp Giám Đốc thực hiện công tác lao động, tiền lương, các chính sách lao động, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, quản lý công tác tự vệ, bảo vệ cơ quan, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên.

3.2.2.3 Phòng kinh doanh – kế toán

− Chịu trách nhiệm về việc quản lý các nguồn vốn và tài sản cốđịnh của công ty.

− Có trách nhiệm tổ chức về việc vay vốn ở các ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng.

− Lập báo cáo tài chính của công ty theo từng kì kế toán.

− Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng các kế hoach sản xuất kinh doanh bao gồm: lập kế hoạch thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của công ty, theo dõi tổng hợp, báo cáo các tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình gia công chế biến của các đơn vị bạn.

− Giúp cho Ban Giám Đốc trong việc xây dựng các hợp đồng kinh tếđể trình Giám đốc ký.

− Giao dịch với khách hàng về giá cả và tiến độ thực hiện các hợp đồng, quản lý và theo dõi nhập xuất vật liệu, nguyên nhiên liệu, thành phẩm. Theo dõi và thống kê số liệu bán thành phẩm trong từng khâu sản xuất.

3.2.2.4. Phòng kỹ thuật công nghệ

− Quản lý theo chất lượng ISO hoặc HACCP phân tích, kiểm tra vi sinh, hóa lý các mặt hàng chế biến tại công ty và chất lượng hàng hóa mua bán, lập các báo cáo với giám đốc công ty về chất lượng hàng hóa đã kiểm tra.

và yêu cầu của khách hàng đối với các mặt hàng do sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật gia công, chế biến, kiểm tra tổng quan các mặt hàng thủy hải sản, các hồ sơ ISO hoặc HACCP.

− Quản lý và theo dõi các hồ sơ thiết bị, lập kế hoạch sửa chửa, mua sắm các thiết bị, phụ tùng, đảm bảo các thiết bị hoạt động với tuổi thọ cao đạt hiệu quả tốt nhất, tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị.

3.2.2.5 Ban quản đốc.

− Chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ hoạt động trong phân xưởng, quản lý và bố trí vật liệu, lao động trong phân xưởng một cách hợp lý để sản xuất

đạt kết quả cao nhất.

− Tiếp cận và triển khai các quy trình kỹ thuật đến các tổ chức sản xuất, giám sát quy trình sản xuất đảm bảo các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra đạt yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn của ngành.

− Kiểm tra và lập báo cáo về tình hình chất lượng hàng hóa sản xuất mua, bán hàng ngày.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2007, 2008 VÀ 2009

Công ty được cổ phần hóa vào năm 2005 nên giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2007 công ty vẫn hoạt động không hiệu quả. Nhưng đến năm 2008 công ty hoạt động có hiệu quả và tiếp tục phát triển vào năm 2009.

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2007, 2008, 2009 ta thấy doanh thu bán hàng của công ty tăng mạnh vào năm 2008 và năm 2009. Cụ thể năm 2007 doanh thu đạt 64.100.438 nghìn đồng đến năm 2008 doanh thu tăng lên 113.079.961 nghìn đồng. Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác cũng tăng nhưng quy mô chiếm rất nhỏ trong tổng doanh thu. Mức doanh thu tăng cho thấy công ty hoạt động tốt. Các loại chi phí cũng tăng mạnh. Giá vốn hàng bán năm 2007 là 60.982.543 nghìn đồng, sang năm 2008 chi phí này tăng lên 99.864.280 nghìn đồng và 2009 là 161.761.247 nghìn đồng. Thêm vào đó các loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng. Chi phí tài chính tăng rất mạnh vào năm 2008 và sang năm 2009 thì có giảm so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm 2007. Năm 2007 công ty hoạt động không hiệu quả do tổng chi phí vượt so với tổng doanh thu. Năm 2008 và 2009 công ty hoạt động đạt hiệu quả và lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008.

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BA NĂM 2007, 2008 VÀ 2009 Đơn vị tính: nghìn đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 64.100.438 113.079.961 161.761.247 48.979.523 48.681.286

2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64.100.438 113.079.961 161.761.247 48.979.523 48.681.286

3. Giá vốn hàng bán 60.982.543 99.864.280 149.708.292 38.881.737 49.844.012

4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.117.895 13.215.681 12.052.955 10.097.786 (1.162.726)

5. Doanh thu từ hoạt động tài chính 43.140 367.363 2.206.753 324.223 1.839.390

6. Chi phí tài chính 1.979.890 4.938.155 3.000.071 2.958.265 (1.938.084)

- Trong đó chi phí lãi vay 1.620.201 4.938.155 2.114.437 3.317.954 (2.823.718)

7. Chi phí bán hàng 1.011.630 1.960.628 2.777.030 948.998 816.402

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.742.640 1.878.470 2.819.385 135.830 940.915

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (1.573.125) 4.805.791 5.663.222 6.378.916 857.431

10. Thu nhập khác 962 148.715 368.230 147.753 219.515

11. Chi phí khác 45.954 7.000 26 (38.954) (6.974)

12. Lợi nhuận khác (44.992) 141.714 368.204 186.706 226.516

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (1.618.117) 4.947.506 6.031.426 6.565.623 1.083.920

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu: 4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu:

4.2.1.1. Biến động doanh thu qua các năm 2007, 2008 và 2009

Tổng doanh thu của công ty Cổ phần Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn bao gồm ba loại doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Do công ty hoạt trong trong lĩnh vực sản xuất nên doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Tổng doanh thu của công ty được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng doanh thu của công ty qua các năm

đều tăng với tốc độ cao: năm 2008 tăng 49.451.499 nghìn đồng tương ứng với 77,1% so với năm 2007. Năm 2009 tổng doanh thu có tốc độ tăng nhỏ hơn năm 2008 tuy nhiên quy mô tăng lại cao hơn. Doanh thu 2009 tăng 50.740.191 nghìn

đồng tương đương 44,7%. Điều này cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty

Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/ 2008 Doanh thu (nghìn đồng) 2007 2008 2009 Tuyệt đối (nghìn đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (nghìn đồng) Tương đối(%) Doanh thu bán hàng 64.100.438 113.079.961 161.761.247 48.979.523 76,4 48.681.286 43,1 Doanh thu từ hoạt động tài chính 43.140 367.363 2.206.753 324.223 751,6 1.839.390 500,7 Doanh thu khác 962 148.715 368.230 147.753 15.358,9 219.515 147,6 Tổng doanh thu 64.144.540 113.596.039 164.336.230 49.451.499 77,1 50.740.191 44,7

động bán hàng của công ty đạt hiệu quả.

Nhìn chung doanh thu ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau của công ty đều tăng qua các năm. Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây chính là nguồn thu nhập chính của công ty. Tuy doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng lại nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt

động tài chính và thu nhập khác. Năm 2008 doanh thu bán hàng của công ty tăng 76,4% so với năm 2007 tương ứng 48.979.523 nghìn đồng. Năm 2009 doanh thu bán hàng cũng tăng thêm 48.681.286 nghìn đồng. Có thể nói doanh thu của công ty tăng trưởng khá nhanh. Chứng tỏ công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc đàm phán, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện ở việc sản lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ tăng qua mỗi năm. Năm 2007 sản phẩm của công ty được bán ra 554 tấn, đến năm 2008 sản lượng sản phẩm được tiêu thụ 957 tấn. Năm 2009 sản lượng này là 1.160 tấn. Bên cạnh đó doanh thu bán hàng của công ty liên tục tăng cao trong năm 2008 và 2009 còn do tỷ giá hối đoái trong hai năm này liên tục tăng. Năm 2008 tỷ giá USD/VND đạt đến đỉnh cao 19,400 đ. Năm 2009 tỷ giá này cũng sắp xỉ 19,000 đ. Sản phẩm của công ty không những

được tiêu thụở thị trường nội địa mà còn được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Vì vậy lượng ngoại tệ công ty thu về khi đổi ra VND tăng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng có tốc độ tăng rất cao. Với tốc độ tăng 751,55% đã đưa doanh thu năm 2007 chỉ 43.140 nghìn đồng lên 367.216 nghìn

đồng. Tuy tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn tốc độ tăng của giai đoạn 2007 - 2008 nhưng quy mô tăng gần 6 lần so với giai đoạn 2007 - 2008. Năm 2008 doanh thu tăng 324.233 nghìn đồng so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng thêm 1.839.390 nghìn

đồng. Nguồn thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là nguồn thu từ tiền gửi trong các tài khoản tại ngân hàng và chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá USD/VND trong hai năm 2008 vsf 2009 luôn tăng. Năm 2009 công ty mở thêm nhiều tài khoản tại một số ngân hàng khác và đồng thời số tiền gửi cũng tăng. Vì vậy doanh thu hoạt động

tài chính tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đã góp phần làm tăng tổng doanh thu.

Thu nhập khác của công ty chủ yếu là bán vỏ tôm và vận chuyển. Thu nhập khác tuy có tốc độ tăng rất cao 15.358,9% nhưng do nó chỉ chiếm một phần tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu nên quy mô tăng rất ít.

Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác tuy có tốc độ tăng rất cao nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu lại rất nhỏ, chưa đầy 0,5% năm 2007 và năm 2008, khoảng 1,5% năm 2009. Do đó dù tốc độ tăng rất cao nhưng hai nguồn doanh thu này lại mang lại lợi nhuận rất thấp. Tuy nhiên tỷ trọng năm 2009 của hai loại doanh thu này lại có chiều hướng tăng so với hai năm trước.

4.2.1.2. Doanh thu bán hàng theo thị trường

Sản phẩm chủ yếu của công ty là những sản phẩm tôm đông lạnh được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Ba năm gần đây sản phẩm tiêu thụ

của công ty liên tục tăng.

Bảng 3: DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Doanh số (nghìn USD) Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Xuất khẩu 1.508 2.373,53 4.576,58 865,53 57,4 2.203,05 92,8 Nội địa 1.883 4.442,47 4.433,81 2.559,47 135,9 (8,66) (0,2) Tổng cộng 3.391 6.816 9.010,39 3425 101,00 2.194,39 32,2

44.5 55.5 34.8 65.2 50.8 49.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nội địa Xuất khẩu

Hình 2: Tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu và nội địa giai đoạn 2007-2009

Năm 2009 có điểm khác biệt với hai năm trước. Nếu như năm 2007 và 2008 doanh số bán của công ty chủ yếu phụ thuộc vào thị trường trong nước thì sang năm 2009 thị trường xuất khẩu lại đóng vai trò chủ đạo mang lại doanh thu cho công ty. Nhìn vào bảng 3 ta thấy doanh số bán của thị trường nội địa tăng mạnh vào năm 2008 với tốc độ tăng 135,9%. Tuy nhiên mức tiêu thụ của thị trường nội địa lại có xu hướng giảm vào năm 2009. Trong khi đó thị trường xuất khẩu liên tục tăng trong 2 năm liền (2008 và 2009) với tốc độ tương đối cao. Năm 2007 và 2008 tỷ trọng của thị trường xuất khẩu nhỏ hơn thị trượng nội địa. Trong năm 2008 doanh số xuất khẩu của công ty tăng 865,53 nghìn USD với tốc độ tăng là 57,4%. Năm 2009 thị

trường xuất khẩu lại tăng với tốc độ cao tiếp tục mang về cho công ty thêm 2.203,05 nghìn USD so với năm 2008. Doanh số bán của thị trường xuất khẩu tăng liên tục tăng và năm 2009 chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy công ty đang muốn chuyển hướng sang thị trường nước ngoài. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng và đem lại nguồn thu lớn.

Bảng 4: DOANH THU XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

91.2 3.6 5.2 77.2 20.8 2 82 9 3.4 5.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TT khác EU Đài Loan Nhật

Hình 3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm theo thị trường giai đoạn 2007-2009

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu ở thị trường Nhật, Đài Loan, EU. Nhìn vào bảng 4 ta thấy tốc độ tăng của thị trường EU vào năm 2009 cao nhất 230,6%, tiếp theo là thị trường Nhật 104,7%, thị trường Đài Loan có chiều hướng giảm. Năm 2009 có sự khác biệt đáng kể so với năm 2007 và năm 2008.

Kim ngạch (nghìn USD) Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2009/2008 Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Nhật 1.375,00 1.834,00 3.754,20 459,00 33,38 1.920,20 104,7 Đài loan 54,00 493,61 410,42 440,00 814,09 (83,19) (16,9) EU 79,00 46,50 153,74 (32,50) (41,14) 107,24 230,6 TT khác - - 258,23 - - 258,23 - Tổng 1.508,00 2.373,53 4.576,58 866,00 57,43 2.202,48 92,8

dấu hiệu tốt về tình hình xuất khẩu của công ty trong năm 2009.

Năm 2009 công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sang một số nước khác ở châu Á như Nga, Hàn Quốc và Thái Lan. Điểm khởi đầu đã có dấu hiệu tốt khi nguồn thu của nó chiếm 5,6% tổng nguồn thu từ thị trường xuất khẩu, cao hơn so với thị

trường EU đã xuất hiện trước.Những nước này là những thị trường lớn và có nhiều tiềm năng. Công ty nên cố gắng thâm nhập vào thị trường này.

Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của công ty vẫn là thị trường Nhật. Đây là thị

trường luôn chiếm tỷ trọng cao trong ba năm liên tục. Mặc dù năm 2008 tỷ trọng của thị trường Nhật giảm còn 77,2% nhưng đến năm 2009 tỷ trọng này tăng lên 82%. Năm 2008 nền kinh tế Nhật giảm sút do cuộc khủng hoảng tài chính, dù Chính phủ có ra sức cứu vãn, chi tiêu thủy sản tại các hộ gia đình ở mức thấp nhất trong vòng 34 năm qua, người dân nơi đây chuyển sang các loại thực phẩm rẻ tiền. Tuy nhiên do thói quen ăn uống, Nhật Bản vẫn đứng đầu về nhập khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam. Hiện nay nguồn cung cấp tôm cỡ trung từ các nước Ấn Độ, Inđônêxia đang khan hiếm. Đây là cơ hội rất tốt cho công ty. Sản lượng xuất khẩu của công ty tăng liên tục trong năm 2008 và 2009. Ngoài việc tập trung vào thị

trường Nhật công ty còn tăng xuất khẩu vào các thị trường Đài Loan, EU... Do đó doanh thu từ thị trường Nhật vẫn tăng mạnh trong khi tỷ trọng lại giảm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)