Khản ăng thanh toán dài hạ n

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 55)

Chỉ tiêu thanh toán dài hạn được dùng để đánh giá khả năng chi trả vốn gốc và lãi vay của các khoản nợ dài hạn đáo hạn. Khi một doanh nghiệp không thanh toán

đúng hạn của nó, nó mất khả năng thanh toán và như vậy nó phải hoặc tái cấu trúc hoặc thanh lý nợ. Để tìm hiểu rõ về khả năng thanh toán dài hạn của công ty Cổ

Bảng14: KHẢ NĂNG THANH TOÁN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chi phí lãi vay (nghìn đồng) 1.620.201 4.938.155 2.114.437

Lợi nhuận trước thuế (nghìn đồng) -1.618.117 4.947.506 6.031.426 Nợ phải trả (nghìn đồng) 39.617.077 41.604.489 37.874.463 Tổng nguồn vốn (nghìn đồng) 45.776.554 52.612.233 54.095.804

Tỷ số nợ trên vốn (lần) 0,87 0,79 0,70 Tỷ lệ thanh toán lãi vay (lần) 0,00 2,00 3,85

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

Tỷ số nợ trên vốn qua ba năm liên tục giảm. Năm 2007 tỷ số này khá cao 0,87 lần nhưng năm 2008 tỷ số này đã giảm còn 0,79. Năm 2009 tỷ số này tiếp tục giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 0,7. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản sẽđược tài trợ bằng 0,7 đồng là nợ vay. Phần lớn tài sản đang sử dụng của công ty đều được tài trợ bằng vốn vay. Cơ cấu vốn vay lớn trong cơ cấu vốn của công ty ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty vì công ty sẽ phải chịu khoản chi phí khá cao.

Điều này sẽ làm lợi nhuận của công ty giảm. Bên cạnh đó khả năng tự chủ của công ty bị phụ thuộc vào các chủ nợ. Nhìn chung tỷ số này giảm qua các năm là một điều

đáng mừng nhưng công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giảm số nợ vay xuống mức hợp lý. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ. Đây là

điều mà công ty nên quan tâm. Vì khi các khoản vay ngắn hạn đến hạn phải trả thì hoạt động của công ty sẽ gặp khó khăn

Nhìn chung thì tỷ lệ thanh toán lãi vay qua các năm đều có xu hướng tăng. Năm 2007 tỷ lệ này gần như bằng 0. Năm 2008 tỷ lệ này có phần khả quan hơn khi tăng lên 2 lần so với năm 2007, năm 2009 tăng thêm 1,85 lần so với năm 2008. Điều

đó cho thấy việc đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ

an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng đang được cải thiện và nâng lên từ từ.

nợ vay. Trong năm 2008 và 2009 hệ số này bằng 2 và lớn hơn 2 cho thấy công ty có thể đảm bảo cho các khản nợ dài hạn. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài cho công ty. Vì vậy để khả năng thanh toán dài hạn luôn được đảm bảo công ty cần nhanh chóng tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường, tăng doanh số bán góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh toán.

4.5. KHẢ NĂNG SINH LỜI

Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu, lợi nhuận trên tổng tài sản là các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó là thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của đơn vị, nó phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và từ kết quảđó công ty sẽđưa ra các quyết định, các chính sách tài chính kinh tế từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu này không tốt.

Năm 2007 công ty hoạt động không hiệu quả, công ty không thu được lợi nhuận mà còn bị lỗ vốn. Vì vậy ta chỉ xét khả năng sinh lời của công ty trong hai năm 2008 và 2009.

Bảng 15: KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 VÀ NĂM 2009

Chỉ tiêu Năm 2008

Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008

1. Doanh thu thuần (nghìn đồng) 113.079.961 161.761.247 48.681.286

2. Lợi nhuận sau thuế (nghìn đồng) 4.939.666 5.277.498 337.832

3. Tổng tài sản (nghìn đồng) 52.612.233 54.095.804 1.483.571

4. Nguồn vốn chủ sở hữu (nghìn đồng) 11.007.744 16.221.341 5.213.597

5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (lần) 0,04 0,03 (0,01) 6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu(lần) 0,45 0,33 (0,12) 7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (lần) 0,09 0,10 0,01

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty vào năm 2009 giảm so với năm 2008. Năm 2008 tỷ suất này là 0,04 tức cứ 1 đồng doanh thu thì có 0,04 đồng lợi nhuận. Năm 2009 trong 1 đồng doanh thu thì có 0,03 đồng lợi nhuận. Tỷ số này giảm là do doanh thu tăng cao hơn lợi nhuận. Đây là kết quả chưa tốt đòi hỏi công ty phải cố gắng tìm ra những biện pháp tích cực để làm tăng doanh thu và làm tăng lợi nhuận

Qua bảng phân tích ở trên ta thấy tỷ số này giảm là do doanh thu tăng mạnh trong khi lợi nhuận lại tăng thấp hơn. Năm 2009 doanh thu tăng 43,1% trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng 6,8%. Đây là một kết quả chưa tốt và cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty chưa mấy khả quan đang có chiều hướng giảm. Với kết quả này đòi hỏi công ty phải nỗ lực không ngừng trong việc làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Năm 2008 và 2009 do kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, cùng lúc nước ta phải đối mặt với tình hình lạm phát nên giá vốn hàng bán tăng cao. Năm 2009 tốc độ tăng của tổng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2009 tốc độ tăng của tổng chi phí là 45,73% còn doanh thu chỉ tăng 44,7% so với năm 2008. Bên cạnh đó chi phí hoạt động tài chính của công ty mỗi năm phải chịu là rất cao vì công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay. Hàng năm công ty phải trả lãi vay rất cao. Những nguyên nhân trên đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng thấp mặc dù doanh thu tăng mạnh. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.

Tóm lại theo dõi hoạt động của công ty trong hai năm 2008 và 2009 ta thấy tỷ suất lợi nhuận giảm là do công ty chưa kiểm soát được tốc độ tăng chi phí và doanh thu cho phù hợp. Vì vậy để nâng cao lợi nhuận trong những năm tiếp theo một mặt công ty phải tăng doanh thu và một mặt phải kiểm soát chặt chẽ các khoảng chi phí. Công ty cần phải giảm nguồn vốn vay để giảm chi phí tài chính.

4.5.2..Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2009 giảm 27,5% so với năm 2008. Năm 2008 tỷ suất này là 0,45 nghĩa là trong 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2009 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ còn tạo ra 0,33 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên tỷ số này vẫn còn cao so với lãi suất cho vay từ ngân hàng. Năm 2008 lãi suất huy động của các ngân hàng khoảng 16%. Năm 2009 lãi này giảm còn 10,5%.

Điều này cho thấy dù tỷ suất này giảm nhưng vốn chủ sở hữu của công ty đang được sử dụng tốt. Tuy nhiên công ty cũng không nên chủ quan mà phải có biện pháp tích cực để tỷ suất này không tiếp tục giảm.

4.5.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản:

Khác với hai tỷ suất sinh lời trên, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2009 tăng 10% so với năm 2008. Cụ thể năm 2008 tỷ suất này là 0,09 nghĩa là 1

đồng tài sản tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận. Sang năm 2009 tỷ suất này tăng lên thành 0,10, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,10 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy công ty hoạt

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN

LONG TOÀN 5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Hiện nay công ty chưa có bộ phận marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Công ty cũng chưa có website để quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty đồng thời để khách hàng dễ tiếp cận và tìm hiểu về công ty.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh tuy mang lại lợi nhuận nhưng công ty vẫn còn vướng phải một số hạn chế. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty còn thấp nhưng chi phí tài chính mỗi năm lại khá cao, đặc biệt là chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính là 43.140 nghìn đồng trong khi đó chi phí tài chính là 1.979.890 nghìn đồng. Năm 2008 doanh thu và chi phí tài chính tương ứng là 367.363 nghìn đồng và 4.938.155 nghìn đồng. Năm 2009 thì hai con số này chênh lệch không cao lắm, doanh thu tài chính là 2.206.753 nghìn

đồng và chi phí tài chính là 3.000.071 nghìn đồng. Nguyên nhân chi phí này cao là do nợ vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Hàng năm lãi vay chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Tỷ trọng này quá cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong nợ vay. Trong khi đó khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty lại không cao. Đây là một vấn đề mà nhà quản trị

cần phải quan tâm.

Bên cạnh đó hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất tăng dẫn đến việc gia tăng giá thành sản phẩm.Cùng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm chi phí hoạt động kinh doanh. Năm 2008 chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 948.998 nghìn đồng và năm 2009 tăng thêm 1.757.317 nghìn đồng

5.2. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN

5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu:

Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận trong hoạt

động kinh doanh. Thế giới vừa trải qua một cuộc suy thoái kinh tế, đang trên đà phục hồi nhưng ảnh hưởng vẫn còn nên giá cả mua bán các mặt hàng thủy sản chưa thể phục hồi như trước. Vì vậy để có thể tăng doanh thu thì công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ. Hiện nay Nhật là thị trường chủ yếu của công ty. Đây là một thị

trường rất khó tính đòi hỏi cao về chất lượng. Vì vậy muốn giữ vững được thị

trường này về lâu dài công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của thị trường này sẽ giúp uy tín về chất lượng sản phẩm của công t y được nâng cao. Đồng thời công ty cũng phải mở rộng thị trường mới để tìm kiếm thêm khách hàng đồng thời để giảm bớt rủi ro cũng như sự phụ

thuộc vào một số thị trường nhất định.

Công ty nên thành lập một bộ phận marketing để tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng cũng như nắm bắt những thông tin trên thị trường. Để từđó có thểđề ra những kế hoạch hợp lý để tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng website đểđưa thông tin về sản phẩm và công ty lên Internet để khách hàng dễ tiếp cận và liên lạc. Đưa sản phẩm vào các siêu thị và hội chợ để quảng bá sản phẩm.

5.2.2. Biện pháp giảm chi phí

Để sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường công ty phải hạ giá thành sản phẩm. Để vừa giảm được giá thành mà hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đạt

được hiệu quả thì công ty phải có kế hoạch tiết kiệm chi phí. Trong quá trình sản xuất, hao phí nguyên liệu của năm 2008 và 2009 cao hơn năm 2007 nên làm cho chi phí sản xuất tăng. Vì vậy công ty nên tìm hiểu nguyên nhân để làm giảm mức hao phí đến mức tối thiểu. Các nhà quản trị nên chú trọng đến khâu thu mua và dự trữ

chiếm tỷ lệ cao. Công ty quá lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng đây sẽ là khó khăn cho công ty khi các khoản nợ này đến hạn phải trả. Công ty cần có biện pháp cụ thể để

giảm tỷ lệ này xuống mức có thể chấp nhận. Công ty có thể giảm vốn vay bằng cách phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư.

Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, chống thất thoát, lãng phí. Rà soát tất cả các khoản chi phí cho sản xuất, chi phí quản lý, chế độ hội họp, phương tiện phục vụ công tác nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản được cổ phần hóa vào năm 2005 và hoạt

động đến nay có nhiều thay đổi. Quá trình hoạt động của công ty có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 công ty hoạt động không hiệu quả. Năm 2008 và 2009 công ty có sự thay đổi về nhân sự và bộ máy quản lý. Nhờ

vào sự nỗ lực của ban quản trị và các nhân viên công ty đã vượt qua những khó khăn thử thách, dần dần hoạt động có hiệu quả.

Qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn ta nhận thấy công ty hoạt động có hiệu quả. Năm 2007 công ty hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận của công ty mang lại âm 1.618.117 nghìn

đồng. Nhưng năm 2008 và năm 2009 công ty đã có sự phát triển khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng. Doanh thu năm 2008 tăng 48,979,523 nghìn đồng so với năm 2007. Doanh thu năm 2009 tiếp tục tăng thêm 48,681,2856 so với năm 2008. Bên cạnh những kết quả khả quan công ty vẫn còn tồn tại một sốđiểm yếu cần khắc phục như chi phí tài chính cao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua mỗi năm.

Công ty sử dụng các nguồn lực tương đối đạt hiệu quả. Năng suất lao động của công nhân liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2007 năng suất này là 1.9548 đến năm 2009 tăng lên thành 4.7346. Điều này cho thấy công ty sử dụng tốt lao động. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cũng tăng qua các năm. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu năm 2009 giảm so với năm 2007. Vì vậy công ty cần phải kiểm soát về khâu thu mua và dữ trự nguyên liệu để làm giảm hao phí.

Khả năng thanh toán dài hạn của công ty được đảm bảo, năm 2009 khả năng thanh toán lãi vay là 3,25. Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty không được khả quan, đặc biệt là tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt năm 2009 của công ty chỉ 0,17. Khả năng sinh lời của công ty nhìn chung có xu hướng giảm. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2009 giảm so

0,01. Công ty lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ

sở hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo

Để công ty có thể phát triển bền vững, công ty cần phải có biện pháp để tăng doanh thu như quảng bá sản phẩm để tìm thêm khác hàng mới, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng phải giảm chi phí hợp lý mới làm tăng lợi nhuận, mang

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)