PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 35)

4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu:

4.2.1.1. Biến động doanh thu qua các năm 2007, 2008 và 2009

Tổng doanh thu của công ty Cổ phần Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn bao gồm ba loại doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Do công ty hoạt trong trong lĩnh vực sản xuất nên doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Tổng doanh thu của công ty được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng doanh thu của công ty qua các năm

đều tăng với tốc độ cao: năm 2008 tăng 49.451.499 nghìn đồng tương ứng với 77,1% so với năm 2007. Năm 2009 tổng doanh thu có tốc độ tăng nhỏ hơn năm 2008 tuy nhiên quy mô tăng lại cao hơn. Doanh thu 2009 tăng 50.740.191 nghìn

đồng tương đương 44,7%. Điều này cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty

Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/ 2008 Doanh thu (nghìn đồng) 2007 2008 2009 Tuyệt đối (nghìn đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (nghìn đồng) Tương đối(%) Doanh thu bán hàng 64.100.438 113.079.961 161.761.247 48.979.523 76,4 48.681.286 43,1 Doanh thu từ hoạt động tài chính 43.140 367.363 2.206.753 324.223 751,6 1.839.390 500,7 Doanh thu khác 962 148.715 368.230 147.753 15.358,9 219.515 147,6 Tổng doanh thu 64.144.540 113.596.039 164.336.230 49.451.499 77,1 50.740.191 44,7

động bán hàng của công ty đạt hiệu quả.

Nhìn chung doanh thu ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau của công ty đều tăng qua các năm. Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây chính là nguồn thu nhập chính của công ty. Tuy doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng lại nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt

động tài chính và thu nhập khác. Năm 2008 doanh thu bán hàng của công ty tăng 76,4% so với năm 2007 tương ứng 48.979.523 nghìn đồng. Năm 2009 doanh thu bán hàng cũng tăng thêm 48.681.286 nghìn đồng. Có thể nói doanh thu của công ty tăng trưởng khá nhanh. Chứng tỏ công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc đàm phán, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện ở việc sản lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ tăng qua mỗi năm. Năm 2007 sản phẩm của công ty được bán ra 554 tấn, đến năm 2008 sản lượng sản phẩm được tiêu thụ 957 tấn. Năm 2009 sản lượng này là 1.160 tấn. Bên cạnh đó doanh thu bán hàng của công ty liên tục tăng cao trong năm 2008 và 2009 còn do tỷ giá hối đoái trong hai năm này liên tục tăng. Năm 2008 tỷ giá USD/VND đạt đến đỉnh cao 19,400 đ. Năm 2009 tỷ giá này cũng sắp xỉ 19,000 đ. Sản phẩm của công ty không những

được tiêu thụở thị trường nội địa mà còn được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Vì vậy lượng ngoại tệ công ty thu về khi đổi ra VND tăng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng có tốc độ tăng rất cao. Với tốc độ tăng 751,55% đã đưa doanh thu năm 2007 chỉ 43.140 nghìn đồng lên 367.216 nghìn

đồng. Tuy tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn tốc độ tăng của giai đoạn 2007 - 2008 nhưng quy mô tăng gần 6 lần so với giai đoạn 2007 - 2008. Năm 2008 doanh thu tăng 324.233 nghìn đồng so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng thêm 1.839.390 nghìn

đồng. Nguồn thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là nguồn thu từ tiền gửi trong các tài khoản tại ngân hàng và chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá USD/VND trong hai năm 2008 vsf 2009 luôn tăng. Năm 2009 công ty mở thêm nhiều tài khoản tại một số ngân hàng khác và đồng thời số tiền gửi cũng tăng. Vì vậy doanh thu hoạt động

tài chính tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đã góp phần làm tăng tổng doanh thu.

Thu nhập khác của công ty chủ yếu là bán vỏ tôm và vận chuyển. Thu nhập khác tuy có tốc độ tăng rất cao 15.358,9% nhưng do nó chỉ chiếm một phần tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu nên quy mô tăng rất ít.

Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác tuy có tốc độ tăng rất cao nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu lại rất nhỏ, chưa đầy 0,5% năm 2007 và năm 2008, khoảng 1,5% năm 2009. Do đó dù tốc độ tăng rất cao nhưng hai nguồn doanh thu này lại mang lại lợi nhuận rất thấp. Tuy nhiên tỷ trọng năm 2009 của hai loại doanh thu này lại có chiều hướng tăng so với hai năm trước.

4.2.1.2. Doanh thu bán hàng theo thị trường

Sản phẩm chủ yếu của công ty là những sản phẩm tôm đông lạnh được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Ba năm gần đây sản phẩm tiêu thụ

của công ty liên tục tăng.

Bảng 3: DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Doanh số (nghìn USD) Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Xuất khẩu 1.508 2.373,53 4.576,58 865,53 57,4 2.203,05 92,8 Nội địa 1.883 4.442,47 4.433,81 2.559,47 135,9 (8,66) (0,2) Tổng cộng 3.391 6.816 9.010,39 3425 101,00 2.194,39 32,2

44.5 55.5 34.8 65.2 50.8 49.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nội địa Xuất khẩu

Hình 2: Tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu và nội địa giai đoạn 2007-2009

Năm 2009 có điểm khác biệt với hai năm trước. Nếu như năm 2007 và 2008 doanh số bán của công ty chủ yếu phụ thuộc vào thị trường trong nước thì sang năm 2009 thị trường xuất khẩu lại đóng vai trò chủ đạo mang lại doanh thu cho công ty. Nhìn vào bảng 3 ta thấy doanh số bán của thị trường nội địa tăng mạnh vào năm 2008 với tốc độ tăng 135,9%. Tuy nhiên mức tiêu thụ của thị trường nội địa lại có xu hướng giảm vào năm 2009. Trong khi đó thị trường xuất khẩu liên tục tăng trong 2 năm liền (2008 và 2009) với tốc độ tương đối cao. Năm 2007 và 2008 tỷ trọng của thị trường xuất khẩu nhỏ hơn thị trượng nội địa. Trong năm 2008 doanh số xuất khẩu của công ty tăng 865,53 nghìn USD với tốc độ tăng là 57,4%. Năm 2009 thị

trường xuất khẩu lại tăng với tốc độ cao tiếp tục mang về cho công ty thêm 2.203,05 nghìn USD so với năm 2008. Doanh số bán của thị trường xuất khẩu tăng liên tục tăng và năm 2009 chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy công ty đang muốn chuyển hướng sang thị trường nước ngoài. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng và đem lại nguồn thu lớn.

Bảng 4: DOANH THU XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

91.2 3.6 5.2 77.2 20.8 2 82 9 3.4 5.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TT khác EU Đài Loan Nhật

Hình 3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm theo thị trường giai đoạn 2007-2009

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu ở thị trường Nhật, Đài Loan, EU. Nhìn vào bảng 4 ta thấy tốc độ tăng của thị trường EU vào năm 2009 cao nhất 230,6%, tiếp theo là thị trường Nhật 104,7%, thị trường Đài Loan có chiều hướng giảm. Năm 2009 có sự khác biệt đáng kể so với năm 2007 và năm 2008.

Kim ngạch (nghìn USD) Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2009/2008 Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (nghìn USD) Tương đối (%) Nhật 1.375,00 1.834,00 3.754,20 459,00 33,38 1.920,20 104,7 Đài loan 54,00 493,61 410,42 440,00 814,09 (83,19) (16,9) EU 79,00 46,50 153,74 (32,50) (41,14) 107,24 230,6 TT khác - - 258,23 - - 258,23 - Tổng 1.508,00 2.373,53 4.576,58 866,00 57,43 2.202,48 92,8

dấu hiệu tốt về tình hình xuất khẩu của công ty trong năm 2009.

Năm 2009 công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sang một số nước khác ở châu Á như Nga, Hàn Quốc và Thái Lan. Điểm khởi đầu đã có dấu hiệu tốt khi nguồn thu của nó chiếm 5,6% tổng nguồn thu từ thị trường xuất khẩu, cao hơn so với thị

trường EU đã xuất hiện trước.Những nước này là những thị trường lớn và có nhiều tiềm năng. Công ty nên cố gắng thâm nhập vào thị trường này.

Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của công ty vẫn là thị trường Nhật. Đây là thị

trường luôn chiếm tỷ trọng cao trong ba năm liên tục. Mặc dù năm 2008 tỷ trọng của thị trường Nhật giảm còn 77,2% nhưng đến năm 2009 tỷ trọng này tăng lên 82%. Năm 2008 nền kinh tế Nhật giảm sút do cuộc khủng hoảng tài chính, dù Chính phủ có ra sức cứu vãn, chi tiêu thủy sản tại các hộ gia đình ở mức thấp nhất trong vòng 34 năm qua, người dân nơi đây chuyển sang các loại thực phẩm rẻ tiền. Tuy nhiên do thói quen ăn uống, Nhật Bản vẫn đứng đầu về nhập khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam. Hiện nay nguồn cung cấp tôm cỡ trung từ các nước Ấn Độ, Inđônêxia đang khan hiếm. Đây là cơ hội rất tốt cho công ty. Sản lượng xuất khẩu của công ty tăng liên tục trong năm 2008 và 2009. Ngoài việc tập trung vào thị

trường Nhật công ty còn tăng xuất khẩu vào các thị trường Đài Loan, EU... Do đó doanh thu từ thị trường Nhật vẫn tăng mạnh trong khi tỷ trọng lại giảm.

Thị trường Đài Loan là thị trường đứng thứ 2 về nhập khẩu sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Đài Loan có xu hướng giảm. Năm 2008 giá trị xuất khẩu tăng 440 nghìn USD so với năm 2007. Sang năm 2009 giá trị xuất khẩu giảm 83,19 nghìn USD so với năm 2008. Có thể thấy công ty đang bị mất lòng tin với các nhà nhập khẩu từ phía Đài Loan. Thị trường Đài Loan là một thị trường rất tiềm năng. Rất nhiều doanh nghiệp ở Đài Loan nhập khẩu sản phẩm phụ vụ cho việc tái xuất sang nước thứ ba, nhất là các sản phẩm chế biến. Vì vậy nếu công ty có thể xâm nhập và đứng vững trên thị trường này thì sẽ giúp công ty mở rộng phát triển. Tuy nhiên để có thể đứng vững trên thị trường này thì đòi hỏi

công ty phải nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo nghiêm ngặt các quy định của Đài Loan.

Xu hướng xuất khẩu sản phẩm tôm đông lạnh của công ty vào thị trường EU biến động phức tạp. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 46,5 nghìn USD giảm 32,50 nghìn USD so với năm 2007. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu này tăng trở lại và cao hơn năm 2007. Năm 2009 kim ngạch này đạt 153,74 nghìn USD. Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ Mỹ nền kinh tế Châu Âu cũng rơi vào khó khăn, lo sợ đồng Euro mất giá, nhà nhập khẩu Châu Âu bị lỗ, nên việc nhập khẩu của Việt Nam vào thị

trường này gặp nhiều khó khăn. Hiện nay EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Đặc biệt mặt hàng tôm có mức tăng mạnh. Năm 2010 công ty có điều kiện thuận lợi để nhập khẩu vào thị trường này khi các nhà nhập khẩu Châu Âu muốn truy xuất nguồn gốc thủy sản. Nguồn nguyên liệu của công ty chủ

yếu thu mua từ các hộ nuôi tôm trong huyện nên việc truy xuất nguồn gốc rất dễ dàng.

Nhìn chung cơ cấu trong thị trường xuất khẩu có sự biến động tốt. Công ty có xu hướng mở rộng sang một số thị trường khác. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường nước ngoài của công ty có sự thay đổi. Tuy đã cố gắng mở rộng thị

trường nhưng thị trường Nhật vẫn là thị trường chính yếu. Đây lại là điểm bất lợi cho công ty. Nhật là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng nên chứa đầy rủi ro. Tuy nhiên nếu sản phẩm của công ty có thểđáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Nhật thì về lâu dài sẽ giúp công ty ổn định và phát triển bền vững. Thêm vào đó, nếu công ty có thểđáp ứng được những yêu cầu của các nhà nhập khẩu Đài Loan và Châu Âu thì doanh thu của công ty sẽ tăng đáng kể.

4.1.2 Phân tích tình hình chi phí 4.1.2.1 Phân tích tình hình chi phí

Tổng chi phí của công ty được cấu thành bởi ba loại chi phí: chi phí hoạt

động kinh doanh, chi phí từ hoạt động tài chính và chi phí khác.

Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng liên tục trong năm 2008 và năm 2009 với tốc độ cao. Năm 2008 chi phí tăng 62,7 % so với năm 2007. Năm 2009 tốc

hơn. Năm 2009 chi phí tăng thêm 51.601.329 nghìn đồng.

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong 3 năm liên tiếp giá vốn hàng bán luôn chiếm 96 % tổng chi phí. Điều đó cho thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự

tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007-2009

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu (nghìn đồng) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối (nghìn đồng) Tương đối(%) Tuyệt đối (nghìn đồng) Tương đối(%) 1. Chi phí HĐKD 63.736.813 103.703.37 155.304.707 39.996.565 62,7 51.601.329 49,8 Giá vốn hàng bán 60.982.543 99.864.280 149.708.292 38.881.737 63,8 49.844.012 49,9 Chi phí bán hàng 1.011.630 1.960.628 2.777.030 948.998 93,8 816.402 41,6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.742.640 1.878.470 2.819.385 135.830 7,8 940.915 50,1 2. Chi phí tài chính 1.979.890 4.938.155 3.000.071 2.958.265 149,4 (1.938.084) (39,3) 3. Chi phí khác 45.954 7.000 26.167 -38.954 -84,8 19.167 273,8 Tổng chi phí 65.762.657 108.648.533 158.330.945 42.885.876 65,2 49.682.412 45,7

96.92 3.010.07 95.45 4.54 0.01 98.09 1.89 0.02 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí khác Chi phí tài chính Chi phí HĐSX-KD

Hình 4: Tỷ trọng các loại chi phí của công ty giai đoạn 2007-2009

Chi phí giá vốn hàng bán qua mỗi năm đều tăng cao. Năm 2008 chi phí giá vốn hàng bán tăng 38.881.737 nghìn đồng tương đương 63,8% so với năm 2007. Năm 2009 giá vốn hàng bán lại tăng thêm 49.844.012 nghìn đồng. Lý giải điều này là do năm 2008 và 2009 sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhiều hơn năm 2007. Vì vậy công ty phải tăng sản lượng sản xuất. Vì vậy giá vốn hàng bán tăng là điều

đương nhiên. Năm 2008 và 2009 nước ta vẫn còn phải đối mặt với lạm phát nên giá các mặt hàng đều tăng, trong đó có các loại giá tôm các loại cũng tăng.

Chi phí bán hàng tuy chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu chi phí nhưng công ty cũng cần quan tâm để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tuy chiếm cơ cấu nhỏ nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng lại cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng năm 2007 là 1.011.630 nghìn đồng thì năm 2008 chi phí bán hàng tăng thêm 948.998 nghìn đồng hay tăng 93,8% so với chi phí bán hàng năm 2007. Năm 2009 chi phí bán hàng lại tăng thêm 41,6% so với năm 2008 đưa chi phí bán hàng năm 2009 lên 2.777.030 nghìn đồng. Năm 2008 và 2009 công ty sản xuất nhiều sản phẩm. Kho bãi của công ty không đáp ứng đủ. Vì vậy công ty phải thuê kho bãi từ bên ngoài nên đã làm chi phí tồn kho tăng. Thêm vào đó giá xăng dầu cũng tăng nên cũng làm tăng chi phí vận chuyển của công ty. Chi phí thuê kho và chi phí vận chuyển tăng đã góp phần làm tăng chi phí bán hàng.Mặc dù tăng nhưng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)